Wednesday, August 24, 2011

BIỆT ĐỘNG QUÂN / Q.L.V.N.C.H.




Hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam - Cộng Sản VN cai trị từ biên giới Việt - Hoa vào đến vĩ tuyến 17 - Phần còn lại từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mâu thuộc Quốc Gia Việt Nam.

Sau hai năm, vào khoảng đầu năm 1956, Chính quyền cộng sản gởi công hàm cho Chính phủ VNCH (do Phạm văn Đồng,Thủ tướng CP/CSVN ký) đề nghị họp giữa hai miền để bàn về hiệp thương, sau đó tiến tới tổng tuyển cử như tinh thần Hiệp định Genève quy định. Biết được ý định giả trá, gian dối, không thật lòng của tập đoàn cộng sản Việt Nam, dù có hiệp thương hay tổng tuyển cử, thì miền Bắc cũng tìm cách gian lận, bịp bợm, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khước từ đề nghị nêu trên của Phạm Văn Đồng, với lý do chưa thuận tiện và hơn nữa chính phủ Quốc Gia Việt Nam (tên gọi lúc hiệp định Geneve được ký - sau là VNCH) không ký tên trong hiệp định, nên không có trách nhiệm trong vấn đề này.

Khởi đi từ lý do đó và cũng là cái cớ để miền Bắc thực hiện mục đích khởi động chiến tranh xâm lược miền Nam, hầu xích hóa toàn quốc.

Ngày Đầu Thành Lập- Đảng cộng sản Việt Nam (Bộ chính trị) chỉ thị cho đảng bộ miền Nam tổ chức lại lực lượng nằm vùng, trước khi hiệp định Geneve có hiệu lực. Thay vì đưa cán bộ tập kết ra Bắc, cộng sản Việt Nam đã gài lại người và vũ khí chôn dấu rất nhiều. Nay chúng bắt đầu tái tổ chức chiến tranh du kích, tại các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng rừng núi hiểm trở, sát với dãy Trường sơn bí ẩn. Đồng thời cộng sản cũng tổ chức khai thông đường rừng Trường sơn từ Bắc vào Nam, để đưa những cán binh người miền Nam đã tập kết ra Bắc năm 1954 hồi kết, để cùng với bọn địa phương thực hiện chiến tranh du kích trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Cũng vì những lý do trên, chiến tranh du kích ngày càng được cộng sản miền Bắc gia tăng quấy phá qua các hình thức ám sát, phục kích, tấn công các đơn vị đồn trú ở nơi xa xôi hẻo lánh. Nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản và tiêu diệt du kích cộng sản, cần phải có những đơn vị quân đội được huấn luyện đặc biệt, trang bị đặc biệt thì mới có thể thi hành hữu hiệu nhiệm vụ nêu trên. C ác cố vấn Hoa Kỳ và Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đề nghị lên và đã được Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm chấp thuận cho thành lập và huấn luyện những đơn vị "quyết tử" và các đơn vị thám sát - Những đơn vị này sẽ thực hiện những công tác bí mật và nguy hiểm. Đây chính là tiền thân của Biệt Động Quân sau này.

Cuối năm 1959, sau cái gọi là đồng khởi, toàn dân nổi dậy v..v.. cộng sản thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, do một số trí thức bất mãn dại dột làm bung xung cho miền Bắc như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hiếu, Dương Quỳnh Hoa v...v.. Tiếng súng ngày càng nổ nhiều hơn, lan rộng nhiều hơn, từ bưng biền về tới đồng bằng, từ cận sơn về đến duyên hải. Mức độ xâm nhập người và vũ khí qua đường mòn Hồ chí Minh ngày càng nhiều. Nhất là sau cuộc đột kích đêm 25 tháng 12 năm 1959 tại căn cứ Trảng Lớn (Tây Ninh) của Việt cộng vào một hậu cứ của đơn vị Bộ Binh QLVNCH, gây ít nhiều thiệt hại cho đơn vị đồn trú này.

Ngày 15 tháng 2 năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho các Sư đoàn thành lập các Đại đội Biệt động quân, (Hoa Kỳ gọi là Ranger) - 50 đại đội đã được thành lập, gồm có 32 đại đội hoàn tất vào đầu tháng 3/60, đặt thuộc quyền xử dụng của các Quân khu và 18 đại đội được giao cho các Sư đoàn điều khiển.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là muốn xử dụng các đơn vị tân lập này - vì các Đại đội BĐQ biệt lập - một cách hữu hiệu, thì việc huấn luyện cũng phải đặc biệt, để đào tạo thành những quân nhân hoàn hảo. Lệnh từ Tổng Thống: Tuyển chọn những cán bộ chỉ huy từ cấp Trung đội trưởng trở lên đến cấp Đại đội trưởng, đều là những quân nhân xuất sắc, giầu kinh nghiệm chiến trường và nhất là lòng can đảm và sức chịu đựng phải được coi là siêu và trên căn bản những cá nhân ấy tình nguyện xin gia nhập. Điều này cũng áp dụng cho tất cả các Hạ sĩ quan, Binh sĩ - Tóm lại toàn thể binh chủng do các quân nhân tình nguyện cấu thành - Binh chủng Biệt Động Quân không nhận binh sĩ quân dịch.

Tấn Công Hải Đảo Tại Căn Cứ SìnhTháng 5/60, toán huấn luyện đặc biệt dưới quyền Đại Tá William Ewald, từ Liên đoàn 77 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, tại Fort Bragg, North Calorina, được gởi tới Việt Nam ( DAMSG976774) để huấn luyện cho BĐQ về chiến thuật và kỹ thuật.

Ngày 1 tháng 7 năm 1960, chính thức khai sinh Binh Chủng Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự hổ trợ của những toán huấn luyện lưu động của Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ (Mobile Training Team) do Đại Tá Lewis Mille chỉ huy.

Song hành với những công việc trên, tại Sàigòn, thủ đô VNCH - Thiếu Tá Nhảy Dù Phan Trọng Chinh (sau là Trung Tướng) được bổ nhiệm là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Trung Ương đầu tiên - Thiếu Tá Chinh đã cùng các sĩ quan khác như Đại Úy Nguyễn Thành Chuẩn (sau là Đại Tá) Tham Mưu Trưởng v..v.. tổ chức hoàn chỉnh Binh chủng, soạn thảo các huấn thị, huấn lệnh, chọn phù hiệu binh chủng, lập bảng cấp số v...v...

Tại các địa phương có những Trung tâm Huấn luyện, như ở Đà Nẵng (Hòa Cầm) Vùng I CT- Sông Mao, Nha Trang (TTHL Đồng Đế) cũng đã bắt đầu với những sĩ quan tốt nghiệp từ trường Biệt Động Quân Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ trở về đảm trách - Để đẩy mạnh công tác huấn luyện kịp với đà tăng trưởng của binh chủng và kịp cung cấp cho nhu cầu chiến trường, cuối năm 1960, một toán sĩ quan thuộc Liên đoàn I Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ, đồn trú tại Okinawa (Nhật Bản) do Thiếu Tá John Warren chỉ huy đã được đưa sang tăng cường cho việc huấn luyện BĐQ.

Khoảng giữa năm 1961, Thiếu Tá Warren đã soạn thảo, đệ trình đề án nâng cao và phát triển lực lượng BĐQ lên 86 Đại đội - Tổng Thống Ngô Đình Diệm phê chuẩn và chỉ thị Bộ Tổng Tham Mưu / QLVNCH thi hành .

Việc tổ chức huấn luyện dần dần hoàn chỉnh, các Trung tâm Sông Mao, Đồng Đế chấm dứt nhiệm vụ - Việc huấn luyện được chuyển đến Trung tâm huấn luyện mới - dành riêng để đào tạo quân nhân BĐQ - Trung tâm đồn trú tại Dục Mỹ, một địa danh nằm trên quốc lộ 21, từ Ninh Hòa đi Ban mê thuột - Cũng nên nói thêm về Trung tâm Huấn luyện BĐQ Dục Mỹ - Nơi được các quân nhân VNCH, nếu được đưa đến đây để thụ huấn, đều gọi làTrung tâm tàn phá nhan sắc - Tất cả các cán bộ SQ, HSQ, cơ hữu của binh chủng, mặc dù tình nguyện cũng đều phải trải qua khóa tác chiến Rừng-Núi-Sình lầy - Thời gian 42 ngày, sao đó mới chính thức là BĐQ - Thế nhưng có điều đặc biệt các ông SVSQ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam , trước khi trở thành "quan" cũng được đưa về cho học lấy bằng tốt nghiệp khóa RNSL, rồi mới về lại Đà Lạt để dự lễ tốt nghiệp.

Thời gian đầu, trung tâm đã tuyển chọn những sĩ quan xuất sắc như Trần Văn Hai, Cao Văn Ủy, Ngô Minh Hồng, Nguyễn Văn Đương, Trần Công Liễu, Trần Bá Tuấn, Nguyễn Ngọc Giao (Đen), Nguyễn Thành Định v...v.. để đảm trách công tác đào tạo cho binh chủng những cán bộ và quân nhân tinh nhuệ.
Đến tháng 2/1962, việc huấn luyện đã chính thức do các SQ/BĐQ có bằng chuyên môn Biệt Động đảm trách, mặc dù nhiệm vụ chính của BĐQ là phản du kích, đột kích, quậy sâu trong lòng địch - Vào tận các mật khu cộng sản. Nhưng chiến sự cũng mỗi ngày một gia tăng cường độ, mức xâm nhập của quân đội Bắc Việt theo đường mòn HCM và duyên hải VNCH ngày càng nhiều, cộng sản đã mở những cuộc đánh phá ở cấp lớn hơn, nên thời gian này Bộ TTM/QLVNCH quyết định nâng cao hơn và phát triển BĐQ lên một bậc - Tại Đà Nẵng, Vùng I/CT, Tiểu đoàn 10 BĐQ - Ở Pleiku, Vùng II/CT, Tiểu đoàn 20 và ở Sàigòn Tiểu đoàn 30 BĐQ - Những đơn vị này thường xuyên được xử dụng trong các nhiệm vụ đặc biệt truy lùng địch tại các mật khu như "chiến khu D" gần Sàigòn, các toán Viễn Thám nhảy sâu vào lòng địch để phát giác sự tập trung của địch, cung cấp những tin tức hoạt động của địch, theo dõi, kiểm soát mọi sự di chuyển của địch.

Và, cho đến năm 1964, nhiệm vụ căn bản của Mũ Nâu vẫn là quấy rối, đột kích, ngăn chặn xâm nhập và làm trì trệ các hoạt động của địch - Các Tiểu đoàn 10, 20, 30 nêu trên, đã được cải danh thành TĐ 11, TĐ 21, TĐ 31/BĐQ để tương ứng với các thứ tự từng vùng chiến thuật - Xuyên qua các chiến công và nhiệm vụ mà BĐQ đã tạo được, Bộ TTM quyết định tất cả các Đại đội biệt lập gom lại để trở thành các Tiểu đoàn BĐQ, với danh số theo vùng, khu chiến thuật và các đơn vị BĐQ được đặt trực thuộc các Tư Lệnh Vùng, trừ bị cho các Quân đoàn, Quân khu, nhưng cũng có lúc đã được đặt cả dưới sự xử dụng của các Tiểu khu .

Cuối năm 1964, đầu năm 1965 thì binh chủng BĐQ đã cải tổ và phát triển hoàn chỉnh và có được 20 Tiểu đoàn BĐQ tác chiến gọi là lực lượĐời Lính Phong Trầnng BĐQ tiếp ứng, đảm trách trừ bị Quân đoàn - Phản ứng nhanh, thích ứng tuỳ theo tình hình - Binh chủng BĐQ đã cùng các đơn vị bạn trong QL/VNCH như Nhảy Dù, TQLC v...v... tham dự những trận đánh lớn, ít nhiều cũng đã tạo được những chiến công vẻ vang như các trận Ba Gia (Vùng I CT) Bình Giả, Đồng Xoài (Vùng III CT) và BĐQ cũng là đơn vị VNCH duy nhất tham dự hành quân tại Khe Sanh, cùng với TQLC Hoa Kỳ, đó là TĐ 37/BĐQ - Hành quân Dân Chí 92, DC 100, Kinh Thác Lác (Vùng IV/CT) v..v.. Trong đó có những đơn vị đã được ân thưởng những huy chương cao qúy của QL/VNCH, của Tổng Thống Hoa Kỳ ....

Dĩ nhiên, với mục đích phải chiếm cho được miền Nam tự do, cộng sản Bắc Việt đã lấy chiêu bài "chống Mỹ cứu nước", "giải phóng miền Nam" để đưa quân, chiến cụ, do khối cộng viện trợ xâm nhập vào Nam ngày càng nhiều, càng đông. Mức độ giao tranh cũng mỗi ngày một lan rộng và lớn đến mức gần như trở thành chiến tranh quy ước. Để thích ứng, năm 1967, Bộ TTM/VNCH và MACV đã cùng thỏa thuận phát triển, nâng lực lượng BĐQ lên cấp Liên đoàn - Khởi đầu là Liên đoàn 5/BĐQ, Tổng Trừ bị cho Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH - đặc trách chiến trường bảo vệ Biệt khu Thủ đô, nơi các cơ quan đầu não quan trọng của chính thể VNCH trú đóng và cũng là Thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa - Mỗi vùng chiến thuật/ Quân đoàn sẽ do các Liên đoàn trực thuộc làm lực lượng trừ bị, lực lượng xung kích của quân khu.

Nếu kể về thành tích thì tuy là một binh chủng mới mẻ, so với các bạn như Dù, TQLC v..v.. nhưng mũ Nâu đã có những trận đánh gây cho đối phương những đòn đau nhớ đời và khiếp hãi như trận Thạch Trụ (TĐ 37/BĐQ), trận phản phục kích tuyệt vời của TĐ 52 tại Bà Rịa - Nhất là vào dịp Tết Mậu Thân 1968, VC đã phản bội hưu chiến đầu xuân - đích thân Hồ chí Minh ra lệnh từ Hà Nội cho lực lượng CS tổng tấn công đồng loạt trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam - Kể cả Thủ đô Sàigòn, nhưng CSBV đã ôm đầu máu và thành phần địa phương mà chúng gọi là "mặt trận dân tộc giải phóng" thì được coi như xóa sổ, gần như bị diệt trọn - Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã phản công ngoạn mục, đẩy chúng ra khỏi những nơi tạm chiếm, mà còn truy đuổi, tiêu diệt đám tàn quân tận các mật khu. Tất nhiên BĐQ cũng là một trong những đơn vị lập chiến công đầu, nhất là tại mặt trận Biệt Khu Thủ Đô.

Thời gian 1970 - Binh chủng Mũ Xanh, lực lượng đặc biệt được coi như chấm dứt nhiệm vụ, một lần nữa, BĐQ lại vươn mình lớn mạnh nhận thêm nhiệm vụ nữa, đó là tất cả các căn cứ biên phòng - chặn tuyến xâm nhập địch quân từ Bắc vào Nam, dọc theo biên giới Lào-Việt, Campuchia-Việt Nam, do Lực lượng đặc biệt trách nhiệm, nay được cải tuyển thành các Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng - Như vậy ngoài 20 Tiểu đoàn BĐQ tiếp ứng, giờ đây BĐQ có thêm 39 Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng - Đồng thời gian này, BĐQ cũng lên đường tham dự các cuộc hành quân ngoại biên, tấn công, truy quét lực lượng chính quy CSBV và cái gọi là quân giải phóng tận chiến trường Campuchia và Hạ Lào.

Cũng trong năm 1970 đến 1971, để có thể xử dụng, điều động BĐQ được hiệu quả và thích hợp với lưu động tính của binh chủng - Bộ TTM/QLVNCH cùng với BCH/BĐQ Trung Ương đã sắp xếp lại những TĐ/BĐQ Biên Phòng , được đưa đi huấn luyện bổ túc và sau đó trở thành các đơn vị tiếp ứng - nghĩa là lập thêm một số Liên đoàn BĐQ, tính đến khoảng cuối năm 1971, binh chủng BĐQ đã có 15 Liên đoàn, trong đó các LĐ 4, 7 và 6/BĐQ là tổng trừ bị Tổng Tham Mưu.

Mùa hè đỏ lửa 1972, từ chiến trường Trị Thiên, An Lộc, Kontum, binh chủng BĐQ đã có mặt để chặn đứng đà xâm lược của CSBV, sau đó cùng với các đơn vị bạn phản công mãnh liệt, dành lại từng thước đất do VC chiếm giữ lúc đầu, như mặt trận Chư Pao, trên tuyến đường Pleiku-Kontum, mặt trận An Lộc (sau mùa hè 1972, BĐQ hoàn toàn trách nhiệm chiến trường Bình Long-An Lộc mà vị Tư Lệnh mặt trận là Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, CHT/BĐQ/QK III, đảm nhận đến tháng 4-75).

Nhẹ Tựa Lông HồngHiệp định ngưng bắn Paris đã được ký kết, dưới danh nghĩa tái lập hòa bình, quân lực đồng minh rút dần về nước - Chiến trường miền Nam nay do một mình QLVNCH phải tự cáng đáng, giữ đất, chặn địch, truy kích, tất cả đều do QLVNCH gánh vá . Tuy là đình chiến, ngưng bắn, nhưng thực tế trên khắp lãnh thổ, tiếng súng giao tranh gia tăng hơn, mức độ thương vong, tổn thất chẳng sút giảm mà còn trầm trọng hơn - Cũng do tình hình đó, Quân lực VNCH lại một lần nữa quyết định nâng cấp binh chủng BĐQ lên cao hơn: thành lập các Sư đoàn BĐQ - Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4-75, đã thành lập được 2 Sư đoàn BĐQ, đó là Sư đoàn 101/BĐQ (do các LĐ 31, 32 và 33/BĐQ họp thành), vị Tư lệnh đầu tiên, cũng là cuối cùng là Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn - Sư đoàn 106/BĐQ, do Đại Tá Nguyễn Văn Lộc là Tư lệnh.

Tiếc thay, hai Sư đoàn BĐQ vừa thành lập xong, chưa kịp ra tay đánh bọn CSBV, thì ngày 30-4-75, đã đành chịu đau đớn cùng toàn quân buông súng theo lệnh đầu hàng.

Trải dài tuổi đời của binh chủng BĐQ, lấy ngày khai sinh chính thức 1-7-1960 đến tháng 4-1975 vừa đủ 15 năm - Thăng trầm theo cuộc chiến, binh chủng đã được các vị sĩ quan tài giỏi của quân đội chỉ huy, dẫn dắt - Khởi đầu lúc thành lập là:
  1. Thiếu Tá Phan Trọng Chinh , (sau là Trung Tướng)
  2. Đại Tá Lam Sơn Phan Đình Thứ
  3. Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng
  4. Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận
  5. Đại Tá Trần Văn Hai (sau là Chuẩn Tướng Tư lệnh SĐ7/BB, tuẫn tiết ngày 30-4-75)
  6. Đại Tá Trần Công Liễu
  7. Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai - (vị Chỉ huy trưởng sau cùng của binh chủng, cũng là người chịu khổ nạn trả thù đúng 17 năm trong trại lao cải của cộng sản cùng với các Đại Tá BĐQ Nguyễn Kim Tây, Cao Văn Ủy)

Ghi chú: Chúng tôi viết theo trí nhớ và tham khảo tài liệu của một Cố vấn BĐQ/Hoa Kỳ. Nếu có sai sót, xin các Niên trưởng, Chiến hữu bổ túc và sửa sai - Dĩ nhiên, đây chỉ là phần tóm lược.

No comments:

Post a Comment