Chiến thắng DAKTO
Bài viết: Mũ Nâu 7/62 - Trình bày: Ngô Nhật Tùng - Trích đặc san KBC do Tú Quỳnh xuất bảnMN Nguyễn Phương Hùng Sấm Sét Miền Đông TĐ52/LĐ3/BĐQ/QLVNCH
--------------------------------------------------------------------------------
Bị địch bao vây với quân số đông đảo, họ vẫn chiến đấu trong bảy ngày đêm, trong khu rừng lạ, không sờn lòng cho đên khi chiến thắng.
Sp4 Howard Maniloff
Cựu cố vấn TD11/BĐQ/VN
--------------------------------------------------------------------------------
Liên đoàn 2 BĐQ với ba Tiểu đoàn 11, 22, 23 là đơn vị trừ bị cho QĐII/QKII. Đơn vị này đã tham dự nhiều trận đánh ác liệt, nổi tiếng trên vùng cao nguyên như Ben Het, Dak Soang, Đức Cơ, Plei Me...Họ đã đem lại nhiều chiến công cho QĐII, cho QLVNCH và làm vẻ vang cho binh chủng Biệt Động Quân. Câu chuyện sau đây xảy ra giữa năm 1969, khi các Tiểu đoàn Biệt Động Quân thuộc Liên đoàn 2 hành quân trong khu vực Dakto nhằm mục đích tiêu diệt quân của Trung đoàn 66 Cộng Sản Bắc Việt đang hoạt đọng trong vùng rừng núi Dakto thuộc tỉnh Kontum.
Vào ngày 25 tháng 5 năm 1969, Tiểu đoàn 11 BĐQ nhảy trận địa thay thế cho Tiểu đoàn 22 BĐQ được đưa về hậu cứ Pleiku nghỉ dưỡng sức. Tiểu đoàn 22 đụng nặng hai ngày trước đây 23 và 24 bắn hạ 146 giặc Cộng. Cuộc hành quân bắt đầu từ ngày 12 tháng năm với hai Tiểu đoàn 22 và 23. Đoàn quân xa chở Tiểu đoàn 22 bị phục kích ở phía bắc Diên Bình. Tuy nhiên các binh sĩ Biệt Động Quân phản ứng nhanh chóng phá vỡ cuộc phục kích của địch. Theo lời Đại úy Ramon E. Moreland cố vấn trưởng Tiểu đoàn: "Tụi nó (CSBV) khai hỏa quá sớm, do đó chúng tôi kịp thời nhẩy ra khỏi xe và đánh trở lại".
Sau trận phục kích thất bại, những ngày kế tiếp, hai Tiểu đoàn 22 và 23 Biệt Động Quân quần thảo với quân CSBV, tiến chiếm từng ngọn đồi và hướng mũi tiến quân về hướng tây cho đến khi tới đồi 882, nằm cách Dakto chừng 15 cây số về hướng tây nam, khi Tiểu đoàn 11 BĐQ được trực thăng vận xuống đỉnh đồi 882, lập tức các binh sĩ Biệt Động Quân di chuyển xuống các sườn đồi thiết lập vị trí chiến đấu. Bộ quân phục ngụy trang làm họ biến mất trong cảnh rừng âm u của núi trừng cao nguyên, còn BCH/TĐ nằm lại trên đỉnh đồi.
Chiều ngày 25, một trung đội tiền phương bắt đầu chạm địch. BCH/TĐ được báo cáo là địch khai hỏa từ triền núi ở phía đông của ngọn đồi chính (882- Cao độ) Đại úy Hồ Khắc Đàm (xuất thân khóa 16 VBĐL hiện cư ngụ tại Nam California) Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Biệt Động Quân ra lệnh cho hai Đại đội phát xuất từ hai sườn Bắc và Nam của đồi 882 lùng địch. Sau khi nhận được báo cáo của Trung úy Vương Mộng Long (khóa 20 VBĐL, hiện đang cư ngụ tại Seatle) Đại đội trưởng Đại đội ở hướng nam, vị Tiểu đoàn trưởng ra lệnh tấn công. Trung úy Long và binh sĩ thuộc cấp gắn lưỡi lê rồi hò hét xung phong, địch quân hoảng sợ bỏ chạy ngược lên đỉnh đồi vòng sang phía bắc rơi vào tay các binh sĩ Biệt Động Quân đang chờ sẳn. Số CSBV sống sót tẩu thoát chạy về hướng đông bắc. Cuộc chạm súng kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ, các phản lực cơ F-1 được cố vấn Hoa Kỳ gọi đến thanh toán những tên địch chạy thoát. Sau đó Đại úy Đàm gọi các Đại đội quay trở về lập tuyến phòng thủ đêm.
Vào ngày 25 tháng 5 năm 1969, Tiểu đoàn 11 BĐQ nhảy trận địa thay thế cho Tiểu đoàn 22 BĐQ được đưa về hậu cứ Pleiku nghỉ dưỡng sức. Tiểu đoàn 22 đụng nặng hai ngày trước đây 23 và 24 bắn hạ 146 giặc Cộng. Cuộc hành quân bắt đầu từ ngày 12 tháng năm với hai Tiểu đoàn 22 và 23. Đoàn quân xa chở Tiểu đoàn 22 bị phục kích ở phía bắc Diên Bình. Tuy nhiên các binh sĩ Biệt Động Quân phản ứng nhanh chóng phá vỡ cuộc phục kích của địch. Theo lời Đại úy Ramon E. Moreland cố vấn trưởng Tiểu đoàn: "Tụi nó (CSBV) khai hỏa quá sớm, do đó chúng tôi kịp thời nhẩy ra khỏi xe và đánh trở lại".
Sau trận phục kích thất bại, những ngày kế tiếp, hai Tiểu đoàn 22 và 23 Biệt Động Quân quần thảo với quân CSBV, tiến chiếm từng ngọn đồi và hướng mũi tiến quân về hướng tây cho đến khi tới đồi 882, nằm cách Dakto chừng 15 cây số về hướng tây nam, khi Tiểu đoàn 11 BĐQ được trực thăng vận xuống đỉnh đồi 882, lập tức các binh sĩ Biệt Động Quân di chuyển xuống các sườn đồi thiết lập vị trí chiến đấu. Bộ quân phục ngụy trang làm họ biến mất trong cảnh rừng âm u của núi trừng cao nguyên, còn BCH/TĐ nằm lại trên đỉnh đồi.
Chiều ngày 25, một trung đội tiền phương bắt đầu chạm địch. BCH/TĐ được báo cáo là địch khai hỏa từ triền núi ở phía đông của ngọn đồi chính (882- Cao độ) Đại úy Hồ Khắc Đàm (xuất thân khóa 16 VBĐL hiện cư ngụ tại Nam California) Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Biệt Động Quân ra lệnh cho hai Đại đội phát xuất từ hai sườn Bắc và Nam của đồi 882 lùng địch. Sau khi nhận được báo cáo của Trung úy Vương Mộng Long (khóa 20 VBĐL, hiện đang cư ngụ tại Seatle) Đại đội trưởng Đại đội ở hướng nam, vị Tiểu đoàn trưởng ra lệnh tấn công. Trung úy Long và binh sĩ thuộc cấp gắn lưỡi lê rồi hò hét xung phong, địch quân hoảng sợ bỏ chạy ngược lên đỉnh đồi vòng sang phía bắc rơi vào tay các binh sĩ Biệt Động Quân đang chờ sẳn. Số CSBV sống sót tẩu thoát chạy về hướng đông bắc. Cuộc chạm súng kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ, các phản lực cơ F-1 được cố vấn Hoa Kỳ gọi đến thanh toán những tên địch chạy thoát. Sau đó Đại úy Đàm gọi các Đại đội quay trở về lập tuyến phòng thủ đêm.
Đêm 25 trên đồi 882 tương đối yên, địch quân chỉ pháo kích lẻ tẻ bằng đạn súng cối. Sáng sớm hôm sau, các cánh quân Tiểu đoàn 11 bung rộng ra thu dọn chiến trường, đếm xác địch và thu nhặt vũ khí, sau đó tiến về hướng đông và một lần nữa chạm địch. "Quân CSBV núp sau các công sự phòng thủ, bao vây tụi tôi". Trung sĩ Nhất Terry K. Walker, cố vấn về vũ khí nặng kể lại. Địch quân bám sát, do đó không thể gọi phản lực (Spooky), BĐQ xin trực thăng võ trang yểm trợ (Cobra) rồi tiếp tục tấn công. Trận đụng độ kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Sau khi quân CSBV rút đi, các binh sĩ TĐ/BĐQ đếm được 262 xác địch cùng tịch thu vô số vũ khí đủ loại.
Các thương binh BĐQ được đồng đội di chuyển ngược lại lên đỉnh đồi 882 chờ trực thăng di tản đến từ căn cứ hỏa lực 6 nằm cách bãi chiến trường khoảng 4 cây số về hướng đông. Để trả thù cho những thiệt hai trong hai ngày qua, quân CSBV pháo kích hàng loạt lên đỉnh đồi 882 nơi đặt Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 11, đồng thời ngăn cản trực thăng đến di tản thương binh BĐQ. Cho đến ngày 28, lợi dụng mức độ pháo kích lắng xuống, các trực thăng đáp xuống khẩn cấp đem theo đạn dược, đồ tiếp liệu và di tản thương binh. Mỗi lần trực thăng từ căn cứ hỏa lực 6 hạ cánh xuống bãi đáp, Trung tá John S. Daniels cố vấn trưởng Liên đoàn 3 Biệt Động Quân lúc nào cũng hiện diện để thúc đẩy viên phi công trực thăng. William T. Veal thuộc Đại đội 189 trực thăng tấn công kể lại rằng, khi nhìn về phía sau thấy Trung tá Daniels khai hỏa khẩu M-16 của ông ta mỗi khi trực thăng xuống thấp, sau đó nhanh nhẹn nhảy ra bỏ đồ tiếp liệu xuống rồi phụ giúp đem các thương binh BĐQ lên tầu. Mặc dầu địch vẫn còn pháo kích lên đồi 882 nhưng Trung tá Daniels và viên phi công can đảm vẫn tiếp tục trở lại để di tản hết các thương binh.
Chiều 29 tháng 5, với hai cánh quân của Tiểu đoàn 23 BĐQ kèm hai bên, Tiểu đoàn 11 ở giữa, Biệt Động Quân di chuyển trục tiếng quân về hướng tây bắc nhằm mục đích lùa quân CSBV về tuyến án ngử của hai đơn vị Bộ Binh. Trời mưa làm cho các sườn đồi rất trơn, binh sĩ Biệt Động Quân với ba lô nặng trĩu trên vai, phải nắm cành cây mà đi từng bước, có người trợt chân tuột xuống chân đồi phải bò lên trở lại. Vượt đồi 843 dốc đứng gần như 60 độ, khi lên được đỉnh đồi binh sĩ nghỉ ngơi lấy lại sức. Đường đi xuống còn gay go hơn nữa, phải giữ gìn súng đạn cho cẩn thận không được dính bùn khi bị ngã.
Khi Biệt Động Quân vượt qua rặng núi phía bắc đồi 843, địch quân tấn công chừng một tiếng đồng hồ, sau đó tiếp tục bắn quấy rối suốt đêm nhằm giảm sức chiến đấu của binh sĩ Biệt Động Quân sau một ngày băng rừng vượt núi. Đến trưa, hai Tiểu đoàn Biệt Động Quân lên đường, khi đơn vị tiền phương của Tiểu đoàn 11 di chuyển được một khoảng ngắn, địch quân bố trí từ phía bên phải khai hỏa dữ dội. Phi pháo yểm trợ không hiệu quả vì rừng quá rậm và địch quân đục núi thiết lập công sự chiến đấu kiên cố. Đến 5 giờ 30 chiều, Biệt Động Quân vẫn còn kẹt cứng không lên được. Đại úy Vũ Đức Chiêu TĐT/TĐ23/BĐQ dẫn một toán quân lên đánh các vị trí then chốt của địch. Kết quả địch bỏ chạy và hai Tiểu đoàn Biệt Động Quân tiếp tục tiến quân.
Để tránh bị địch theo dõi, các đơn vị Biệt Động Quân được lệnh di chuyển xa nhau. Vì đồi núi trùng điệp, sườn dốc trơn trợt, hai Tiểu đoàn Biệt Động Quân càng ngày càng cách xa nhau đến vài trăm thước. Cả hai cùng hướng về tây bắc nơi có các đơn vị Bộ Binh VNCH chờ sẳn. Toán tiền sát (đề lô) pháo binh thuộc pháo đội B, 6/84th pháo binh Hoa Kỳ do Trung úy Robert H. Putman Jr. chỉ huy bị lạc cùng với 12 BĐQ. Chừng một giờ sau họ gặp và đi theo cánh quân Tiểu đoàn 11, Tiểu đoàn này bổng dưng có thêm 6 tiền sát Hoa Kỳ, 3 của Tiểu đoàn 23 vẫn tiến quân điều đặn cho đến 2 giờ sáng ngày 31.
Các thương binh BĐQ được đồng đội di chuyển ngược lại lên đỉnh đồi 882 chờ trực thăng di tản đến từ căn cứ hỏa lực 6 nằm cách bãi chiến trường khoảng 4 cây số về hướng đông. Để trả thù cho những thiệt hai trong hai ngày qua, quân CSBV pháo kích hàng loạt lên đỉnh đồi 882 nơi đặt Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 11, đồng thời ngăn cản trực thăng đến di tản thương binh BĐQ. Cho đến ngày 28, lợi dụng mức độ pháo kích lắng xuống, các trực thăng đáp xuống khẩn cấp đem theo đạn dược, đồ tiếp liệu và di tản thương binh. Mỗi lần trực thăng từ căn cứ hỏa lực 6 hạ cánh xuống bãi đáp, Trung tá John S. Daniels cố vấn trưởng Liên đoàn 3 Biệt Động Quân lúc nào cũng hiện diện để thúc đẩy viên phi công trực thăng. William T. Veal thuộc Đại đội 189 trực thăng tấn công kể lại rằng, khi nhìn về phía sau thấy Trung tá Daniels khai hỏa khẩu M-16 của ông ta mỗi khi trực thăng xuống thấp, sau đó nhanh nhẹn nhảy ra bỏ đồ tiếp liệu xuống rồi phụ giúp đem các thương binh BĐQ lên tầu. Mặc dầu địch vẫn còn pháo kích lên đồi 882 nhưng Trung tá Daniels và viên phi công can đảm vẫn tiếp tục trở lại để di tản hết các thương binh.
Chiều 29 tháng 5, với hai cánh quân của Tiểu đoàn 23 BĐQ kèm hai bên, Tiểu đoàn 11 ở giữa, Biệt Động Quân di chuyển trục tiếng quân về hướng tây bắc nhằm mục đích lùa quân CSBV về tuyến án ngử của hai đơn vị Bộ Binh. Trời mưa làm cho các sườn đồi rất trơn, binh sĩ Biệt Động Quân với ba lô nặng trĩu trên vai, phải nắm cành cây mà đi từng bước, có người trợt chân tuột xuống chân đồi phải bò lên trở lại. Vượt đồi 843 dốc đứng gần như 60 độ, khi lên được đỉnh đồi binh sĩ nghỉ ngơi lấy lại sức. Đường đi xuống còn gay go hơn nữa, phải giữ gìn súng đạn cho cẩn thận không được dính bùn khi bị ngã.
Khi Biệt Động Quân vượt qua rặng núi phía bắc đồi 843, địch quân tấn công chừng một tiếng đồng hồ, sau đó tiếp tục bắn quấy rối suốt đêm nhằm giảm sức chiến đấu của binh sĩ Biệt Động Quân sau một ngày băng rừng vượt núi. Đến trưa, hai Tiểu đoàn Biệt Động Quân lên đường, khi đơn vị tiền phương của Tiểu đoàn 11 di chuyển được một khoảng ngắn, địch quân bố trí từ phía bên phải khai hỏa dữ dội. Phi pháo yểm trợ không hiệu quả vì rừng quá rậm và địch quân đục núi thiết lập công sự chiến đấu kiên cố. Đến 5 giờ 30 chiều, Biệt Động Quân vẫn còn kẹt cứng không lên được. Đại úy Vũ Đức Chiêu TĐT/TĐ23/BĐQ dẫn một toán quân lên đánh các vị trí then chốt của địch. Kết quả địch bỏ chạy và hai Tiểu đoàn Biệt Động Quân tiếp tục tiến quân.
Để tránh bị địch theo dõi, các đơn vị Biệt Động Quân được lệnh di chuyển xa nhau. Vì đồi núi trùng điệp, sườn dốc trơn trợt, hai Tiểu đoàn Biệt Động Quân càng ngày càng cách xa nhau đến vài trăm thước. Cả hai cùng hướng về tây bắc nơi có các đơn vị Bộ Binh VNCH chờ sẳn. Toán tiền sát (đề lô) pháo binh thuộc pháo đội B, 6/84th pháo binh Hoa Kỳ do Trung úy Robert H. Putman Jr. chỉ huy bị lạc cùng với 12 BĐQ. Chừng một giờ sau họ gặp và đi theo cánh quân Tiểu đoàn 11, Tiểu đoàn này bổng dưng có thêm 6 tiền sát Hoa Kỳ, 3 của Tiểu đoàn 23 vẫn tiến quân điều đặn cho đến 2 giờ sáng ngày 31.
Đại úy Nguyễn Lân, Tiểu đoàn phó, kể lại: "Chúng tôi đang di chuyển dọc theo một con suối nhỏ, khi đi ngang qua một gò đất cao trông thấy 3 cần ăng ten (antenna), chúng tôi biết ngay là bộ chỉ huy Bắc quân cấp Tiểu đoàn và phải di chuyển khỏi khu vực đó ngay tức khắc." Vị Tiểu đoàn trưởng, Đại úy Đàm kể lại những giây phút căng thẳng như sau: "Tôi quyết định không cho nổ súng, chúng tôi còn kẹt phải mang theo thương binh. Cá nhân tôi còn chút nữa bị bắt sống. Chúng tôi di chuyển ngang qua BCH của địch một cách êm thấm, trong lúc địch ở cả hai bên. Có đứa nắm tay tôi hỏi tôi là ai? Tôi trả lời vắn tắt: - "Bạn...buông tay tôi ra!" Trung sĩ Walker nói thêm: "Tụi tôi phải đi nhón gót nhẹ nhàng cho đến khi qua khỏi". Tiểu đoàn 11 BĐQ di chuyển ra khỏi lòng địch khoảng 500 thước, lẫn vào rừng cây rồi thiết lập vị trí đóng quân đêm.
Trong khi đó, Tiểu đoàn 23 di chuyển cách Tiểu đoàn 11 vài trăm thước về hướng tây lọt vào bộ chỉ huy của địch cấp Trung đoàn. Đại úy Chiêu nói rằng: "BCH quân CSBV nằm trong một thung lũng, có nhiều poncho, chảo lớn để nấu ăn, ăng ten, dây điện thoại..." Khi bị địch phát giác, các binh sĩ Biệt Động Quân ném lựu đạn vào hầm trú ẩn, công sự phòng thủ rồi nhảy vào đánh cận chiến bằng lưởi lê. Một trận đánh đẩm máu xảy ra ngay trong lòng BCH Trung đoàn CSBV, BĐQ vừa chiến đấu vừa cố gắng rút về phía có hai đơn vị bạn (hai Tiểu đoàn Bộ Binh đang nằm tuyến án ngữ). Sau khi ra khỏi BCH Trung đoàn CSBV, Đại úy Chiêu ra lệnh cho các binh sĩ tiếp tục di chuyển, đề phòng địch quân truy kích và phải đem theo nhiều thương binh. Họ đi suốt đêm, leo đồi vượt suối về đến nơi đơn vị bạn đóng quân lúc 9 giờ sáng ngày hôm sau. Tiểu đoàn 23/BĐQ kể như thành công. Các thương binh được di tản bằng trực thăng đến quân y viện. Tuy nhiên, Tiểu đoàn 11/BĐQ vẫn còn kẹt trong vùng địch chưa đến nơi.
Trở lại với Tiểu đoàn 11. Sau khi đã cảm thấy an toàn cho đơn vị, Đại úy Đàm cho lệnh dừng quân, bố trí đóng quân đêm. Vài binh sĩ vội vã căng poncho hứng sương đêm để lấy nước uống. Sau một ngày chiến đấu mệt mỏi, bi đông đã cạn nước, và sau đó mọi người chìm vào giấc ngũ một cách vội vã. Vào khoảng 4 giờ sáng, lệnh báo động được truyền đi nhanh chóng: "Địch quân bám theo đuôi! Chuẩn bị di chuyển!" Binh sĩ Tiểu đoàn 11 BĐQ lặng lẽ nối đuôi nhau đi trong bóng đêm ẩm ướt của rừng núi cao nguyên. Họ di chuyển được khoảng một cây số thì trời bắt đầu sáng. Trong khi đang đổ dốc xuống một thung lũng, họ bị Cộng quân khai hỏa từ phía bên trái và trên một ngọn đồi nhỏ bên phải bắn vào toán khinh binh của Tiểu đoàn 11. Để động viên tinh thần binh sĩ, vị Tiểu đoàn trưởng dẫn một toán quân xung phong tràn lên đồi, vừa khai hỏa khẩu M-16 vừa hô to: "Biệt Động Quân! Sát!.. Xung phong!" Địch quân hoảng sợ bỏ vị trí chiến đấu chạy xuống phía bên kia đồi.
Trong khi đó, Tiểu đoàn 23 di chuyển cách Tiểu đoàn 11 vài trăm thước về hướng tây lọt vào bộ chỉ huy của địch cấp Trung đoàn. Đại úy Chiêu nói rằng: "BCH quân CSBV nằm trong một thung lũng, có nhiều poncho, chảo lớn để nấu ăn, ăng ten, dây điện thoại..." Khi bị địch phát giác, các binh sĩ Biệt Động Quân ném lựu đạn vào hầm trú ẩn, công sự phòng thủ rồi nhảy vào đánh cận chiến bằng lưởi lê. Một trận đánh đẩm máu xảy ra ngay trong lòng BCH Trung đoàn CSBV, BĐQ vừa chiến đấu vừa cố gắng rút về phía có hai đơn vị bạn (hai Tiểu đoàn Bộ Binh đang nằm tuyến án ngữ). Sau khi ra khỏi BCH Trung đoàn CSBV, Đại úy Chiêu ra lệnh cho các binh sĩ tiếp tục di chuyển, đề phòng địch quân truy kích và phải đem theo nhiều thương binh. Họ đi suốt đêm, leo đồi vượt suối về đến nơi đơn vị bạn đóng quân lúc 9 giờ sáng ngày hôm sau. Tiểu đoàn 23/BĐQ kể như thành công. Các thương binh được di tản bằng trực thăng đến quân y viện. Tuy nhiên, Tiểu đoàn 11/BĐQ vẫn còn kẹt trong vùng địch chưa đến nơi.
Trở lại với Tiểu đoàn 11. Sau khi đã cảm thấy an toàn cho đơn vị, Đại úy Đàm cho lệnh dừng quân, bố trí đóng quân đêm. Vài binh sĩ vội vã căng poncho hứng sương đêm để lấy nước uống. Sau một ngày chiến đấu mệt mỏi, bi đông đã cạn nước, và sau đó mọi người chìm vào giấc ngũ một cách vội vã. Vào khoảng 4 giờ sáng, lệnh báo động được truyền đi nhanh chóng: "Địch quân bám theo đuôi! Chuẩn bị di chuyển!" Binh sĩ Tiểu đoàn 11 BĐQ lặng lẽ nối đuôi nhau đi trong bóng đêm ẩm ướt của rừng núi cao nguyên. Họ di chuyển được khoảng một cây số thì trời bắt đầu sáng. Trong khi đang đổ dốc xuống một thung lũng, họ bị Cộng quân khai hỏa từ phía bên trái và trên một ngọn đồi nhỏ bên phải bắn vào toán khinh binh của Tiểu đoàn 11. Để động viên tinh thần binh sĩ, vị Tiểu đoàn trưởng dẫn một toán quân xung phong tràn lên đồi, vừa khai hỏa khẩu M-16 vừa hô to: "Biệt Động Quân! Sát!.. Xung phong!" Địch quân hoảng sợ bỏ vị trí chiến đấu chạy xuống phía bên kia đồi.
Chưa kịp nghỉ ngơi, từ những ngọn đồi cao xung quanh, Cộng quân dùng súng cối pháo kích dữ dội lên ngọn đồi BĐQ vừa mới chiếm. Toán đề lô Hoa Kỳ bị thương hai người. Các binh sĩ Biệt Động Quân vội tìm chỗ trú ẩn trong các hố bom. Từ trên các cao độ nhìn xuống thấy rõ vị trí của Biệt Động Quân nên địch bắn rất chính xác, nơi nào cũng trúng đạn cối 82, 61 ly của địch. Phản lực cơ F-4 được gọi đến yểm trợ chỉ làm ngưng pháo kích trong phút chốc. Sau đó, địch quân vừa pháo kích vừa tấn công lên đồi. Đại úy Đàm chạy đến từng vị trí đốc thúc binh sĩ bắn trả lại và chỉ bắn khi thấy rõ địch vì số đạn đem theo đã gần hết. Xem chừng đơn vị có thể bị địch dứt điểm, Đại úy ra lệnh cho Trung úy Long dắt Đại đội cố gắng phá vòng vây về hướng tây nơi đã giảm tiếng súng địch sau các phi vụ oanh kích.
Trung úy Long gom Đại đội lại và bắt đầu di chuyển xuống chân đồi. Đại úy Lân, Tiểu đoàn phó chuẩn bị đi với một toán khác. Bất ngờ, Cộng quân bắn xối xả B-40 và đại bác 57 ly vào toán quân đang trên đường xuống chân đồi. Kế hoạch bị thất bại, Trung úy Long và các binh sĩ chạy ngược trở lại lên đỉnh đồi. "Như vâïy rõ ràng tụi nó muốn dứt điểm". Trung sĩ Walker nói tiếp, "Tụi tôi lãnh khoảng 200 tới 250 viên đạn súng cối và từ 150 đến 175 viên đạn B-40, 57 ly chưa kể đại liên của địch". Vào khoảng 15 phút trước khi ngưng pháo kích, bộ binh Bắc quân bắt đầu tiến lên đồi. Phía đông bắc, địch quân xếp thành ba hàng ngang trang bị B-40, B-41, AK-47 gắn lưỡi lê tấn công lên cánh phòng tuyến BĐQ còn chừng 10 thước, hai bên đánh nhau bằng lựu đạn. Mặc dù bị mất một tuyến phòng thủ, Biệt Động Quân vẫn chống cự quyết liệt làm cho địch khựng lại. Tại hướng bắc, Đại úy Lân nhìn thấy rõ quân CSBV tiến lên hàng hàng, lớp lớp bị phản lực cơ F-4 đốn ngã nhiều tên nhưng vẫn tiến lên. Các cố vấn Hoa Kỳ gọi thêm phi tuần đến yểm trợ, hỏa lực của địch yếu dần, sau đó bộ binh Bắc quân phải rút lui. Tuy nhiên pháo binh địch vẫn tiếp tục nện xuống đỉnh đồi làm cho Biệt Động Quân không ngóc đầu lên được. Khi trời bắt đầu tối, Tiểu đoàn 11/BĐQ lại tìm cách phá vòng vây. Đại úy Đàm dắt một số quân nhân đi trước về hướng đông. Theo kế hoạch, BĐQ rút về hướng đông đi vòng qua sau lưng địch sau đó hướng về phía tây bắc nơi có quân bạn. Trên đồi lúc đó còn lại Trung úy Long, 20 BĐQ và 5 quân nhân Hoa Kỳ bắn cầm chừng để cho đồng đội có thì giờ rút lui. Đến 9 giờ tối, số còn lại chuẩn bị rút. Một số Biệt Động Quân đã trở lại sau khi lẻn ra ngoài thu lượm súng AK và đạn trên các tử thi của quân CSBV vì M-16 của họ đã hết đạn từ chập tối. Trước khi rút Biệt Động Quân đã phá hủy tất cả các súng thừa, đồ trang bị không để lọt vào tay địch. Sau đó, chỉ có khinh binh đi dò đường. Số còn lại kể cả người bị thương nhẹ đều phải dìu đồng đội bị thương nặng. Đoàn quân dò dẫm bước đi trong màn đêm, trong rừng già. Mọi người đều cắn răng chịu đựng, mặc cho gai góc đâm vào da thịt để bảo đảm an toàn cho đơn vị. Họ về đến nơi có đơn vị Bộ binh VNCH vào lúc 10 giờ sang ngày 11 tháng 6. Một tiếng đồng hồ sau, cánh quân đi theo Đại úy Đàm cũng về đến nơi. Một Biệt Động Quân kể lại rằng lúc chạy lạc, anh ta gặp lính Bắc Việt tản thương cả hai tiếng đồng hồ mới đi qua khỏi nơi anh ta ẩn núp. Trong một tuần lễ hành quân Liên đoàn 2/BĐQ loại khỏi vòng chiến hơn 500 địch quân làm cho các cố vấn Hoa Kỳ phải thán phục. Trung tá Daniels đã nói với các sĩ quan thuộc cấp của ông ta rằng: "Họ không bỏ cuộc... và cũng vì vậy họ đã chiến thắng."
Tuyên dương Công Trạng trước QLVNCH
Dallas, ngày 17 tháng 10 năm 1995
Mũ Nâu 7/62
Theo tài liệu: "ARVN Rangers meet the NVA" by Sp4 Howard Maniloff.
No comments:
Post a Comment