Tử thủ Tống Lê Chân
Cùng với việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam và rút quân về nước,
các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu cũng được giải thể. Những người lính thuộc lực lượng này một số được cải tuyển sang Địa Phương Quân và một số đông hơn tình nguyện sang binh chủng Biệt Động Quân để phục vụ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng mới được thành lập để trấn giữ những căn cứ trước đó thuộc các toán Dân Sự Chiến Đấu.
Tại Phước Long, Căn cứ Bù Đốp do A-341 trấn giữ được chuyển thành Tiểu Đoàn 97 Biệt Động Quân Biên Phòng vào ngày 31 tháng Chạp 1970. Tại Bình Long, Căn cứ Lộc Ninh của A-331 chuyển sang Tiểu đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng ngày 30 tháng Chín 1970 và cũng tại Bình Long, ngày 31 tháng Mười Một 1970, đơn vị A-334 chính thức giải thể và Chỉ Huy Trưởng Căn cứ Tống Lê Chân là Thiếu tá Đặng Hưng Long chính thức bàn giao căn cứ cho Đại uý Lê Văn Ngôn, người chỉ huy đơn vị mới được thành lập để trấn giữ căn cứ này là Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng với quân số lúc đó là 318 người mà hơn một nửa là người Thượng thuộc sắc tộc S’tieng mang họ Điểu và một số khá đông là người Việt gốc Miên mang họ Châu, Danh và Thạch. Đại uý Lê Văn Ngôn xuất thân Khoá 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lúc đó chưa tròn 24 tuổi.
Nằm bên cạnh hai con suối Takon và Neron là thượng nguồn của Sông Sàigòn và trên một ngọn đồi cao hơn 50 thước cách An Lộc khoảng 15 cây số về hướng đông-bắc, Tống Lê Chân (dọc trại từ tiếng Miên Tonlé Tchombe) có nhiệm vụ ngăn chặn đường tiếp tế của Việt Cộng từ Chiến khu C theo trục lộ 246 sang Chiến khu D. Vào thời điểm này, Tống Lê Chân ngoài căn cứ chính còn có thêm hai tiền đồn nhỏ nằm án ngữ đường tiến quân của địch vào trại chính. Với tham vọng thôn tính miền Nam cho bằng được, Trung Ương Cục R của Việt Cộng trong suốt 5 năm qua đã cho nhiều đơn vị của chúng thay phiên nhau đánh chiếm Tống Lê Chân để dễ dàng chuyển quân và vũ khí về các mặt trận phía đông Sài Gòn mà không bị cản trở nhưng không thành công mà còn phải trả những giá thật đắt trong những cuộc tấn công tự sát. Sau đi tung những đại đơn vị tấn công Lộc Ninh, An Lộc và một số vùng phụ cận trong tỉnh Bình Long vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, cộng quân cho các lực lượng chính qui Bắc Việt tấn công Tống Lê Chân.
Thật ra thì ngay sau khi Công Trường 9 Cộng sản Bắc Việt tấn công vào Lộc Ninh, Việt Nam Cộng Hoà chúng ta đã nhìn thấy trước ý đồ của cộng quân nên Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 quyết định cho Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng rút khỏi Tống Lê Chân để về An Lộc cùng với những đơn vị khác chuẩn bị đối đầu với đại quân Bắc Việt. Tuy nhiên, Đại úy Lê Văn Ngôn đã trình lên Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 3 khi ông ghé xuống đây vào những ngày đầu tháng Tư 1972 rằng có ba lý do để đơn vị này ở lại trấn giữ Tống Lê Chân. Thứ nhứt là dồn quá nhiều quân vào An Lộc để lãnh đạn đại pháo của Việt Cộng là điều không nên (lúc đó, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân do Đại Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy đã nhảy vào An Lộc rồi). Thứ hai, Tống Lê Chân nằm trong chiến khu của địch, tại một vị trí giống như yết hầu đối với đường tiếp tế và chuyển quân của giặc và hơn nữa, từ trên đồi có thể quan sát được mọi di chuyển của địch ngay trong chiến khu của chúng. Vì thế, càng nên giữ căn cứ cho tới cùng để gây thêm khó khăn cho các hoạt động quân sự của chúng. Thứ ba là toàn thể quân nhân các cấp trong đơn vị muốn ở lại giữ Tống Lê Chân chớ không muốn rút đi. Kể từ lúc đó, một trang sử bi hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu.
các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu cũng được giải thể. Những người lính thuộc lực lượng này một số được cải tuyển sang Địa Phương Quân và một số đông hơn tình nguyện sang binh chủng Biệt Động Quân để phục vụ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng mới được thành lập để trấn giữ những căn cứ trước đó thuộc các toán Dân Sự Chiến Đấu.
Tại Phước Long, Căn cứ Bù Đốp do A-341 trấn giữ được chuyển thành Tiểu Đoàn 97 Biệt Động Quân Biên Phòng vào ngày 31 tháng Chạp 1970. Tại Bình Long, Căn cứ Lộc Ninh của A-331 chuyển sang Tiểu đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng ngày 30 tháng Chín 1970 và cũng tại Bình Long, ngày 31 tháng Mười Một 1970, đơn vị A-334 chính thức giải thể và Chỉ Huy Trưởng Căn cứ Tống Lê Chân là Thiếu tá Đặng Hưng Long chính thức bàn giao căn cứ cho Đại uý Lê Văn Ngôn, người chỉ huy đơn vị mới được thành lập để trấn giữ căn cứ này là Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng với quân số lúc đó là 318 người mà hơn một nửa là người Thượng thuộc sắc tộc S’tieng mang họ Điểu và một số khá đông là người Việt gốc Miên mang họ Châu, Danh và Thạch. Đại uý Lê Văn Ngôn xuất thân Khoá 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lúc đó chưa tròn 24 tuổi.
Nằm bên cạnh hai con suối Takon và Neron là thượng nguồn của Sông Sàigòn và trên một ngọn đồi cao hơn 50 thước cách An Lộc khoảng 15 cây số về hướng đông-bắc, Tống Lê Chân (dọc trại từ tiếng Miên Tonlé Tchombe) có nhiệm vụ ngăn chặn đường tiếp tế của Việt Cộng từ Chiến khu C theo trục lộ 246 sang Chiến khu D. Vào thời điểm này, Tống Lê Chân ngoài căn cứ chính còn có thêm hai tiền đồn nhỏ nằm án ngữ đường tiến quân của địch vào trại chính. Với tham vọng thôn tính miền Nam cho bằng được, Trung Ương Cục R của Việt Cộng trong suốt 5 năm qua đã cho nhiều đơn vị của chúng thay phiên nhau đánh chiếm Tống Lê Chân để dễ dàng chuyển quân và vũ khí về các mặt trận phía đông Sài Gòn mà không bị cản trở nhưng không thành công mà còn phải trả những giá thật đắt trong những cuộc tấn công tự sát. Sau đi tung những đại đơn vị tấn công Lộc Ninh, An Lộc và một số vùng phụ cận trong tỉnh Bình Long vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, cộng quân cho các lực lượng chính qui Bắc Việt tấn công Tống Lê Chân.
Thật ra thì ngay sau khi Công Trường 9 Cộng sản Bắc Việt tấn công vào Lộc Ninh, Việt Nam Cộng Hoà chúng ta đã nhìn thấy trước ý đồ của cộng quân nên Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 quyết định cho Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng rút khỏi Tống Lê Chân để về An Lộc cùng với những đơn vị khác chuẩn bị đối đầu với đại quân Bắc Việt. Tuy nhiên, Đại úy Lê Văn Ngôn đã trình lên Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 3 khi ông ghé xuống đây vào những ngày đầu tháng Tư 1972 rằng có ba lý do để đơn vị này ở lại trấn giữ Tống Lê Chân. Thứ nhứt là dồn quá nhiều quân vào An Lộc để lãnh đạn đại pháo của Việt Cộng là điều không nên (lúc đó, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân do Đại Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy đã nhảy vào An Lộc rồi). Thứ hai, Tống Lê Chân nằm trong chiến khu của địch, tại một vị trí giống như yết hầu đối với đường tiếp tế và chuyển quân của giặc và hơn nữa, từ trên đồi có thể quan sát được mọi di chuyển của địch ngay trong chiến khu của chúng. Vì thế, càng nên giữ căn cứ cho tới cùng để gây thêm khó khăn cho các hoạt động quân sự của chúng. Thứ ba là toàn thể quân nhân các cấp trong đơn vị muốn ở lại giữ Tống Lê Chân chớ không muốn rút đi. Kể từ lúc đó, một trang sử bi hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu.
Ngày 10 tháng Năm 1972, sau khi đặc công đã đột nhập vào bên trong vòng đai phòng thủ và bắt đầu phá hoại, đại quân Bắc Việt tổ chức nhiều đợt tấn công biển người có chiến xa yểm trợ nhưng lần lượt bị đẩy lui và chúng phải bỏ cuộc. Đại uý Lê Văn Ngôn được vinh thăng thiếu tá nhờ những chiến công liên tiếp này. Sau đó, An Lộc và các vùng phụ cận được giải toả, các lực lượng cộng quân còn sót lại tháo chạy qua biên giới về mật khu an toàn của chúng trong vùng Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu.. Tống Lê Chân được tạm yên một thời gian ngoại trừ những cuộc tấn công quấy rối và những vụ pháo kích lẻ tẻ vốn không đáng kể so với những trận mưa pháo và tấn công biển người liên tiếp trước đó.
Sau Hiệp định Paris ký kết ngày 27 và có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng Giêng 1973, giữa lúc Việt Nam Cộng Hoà, Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đang thực hiện các cuộc trao trả tù binh thì Việt Cộng đem một lực lượng chính qui bao vây Tống Lê Chân, trắng trợn vi phạm hiệp định mà chính chúng đã ký kết.
Ngày 17 tháng Ba, một phiên họp cấp trưởng đoàn của Ban Liên Hợp Quân Sư Bốn Bên (BLHQSBB) được triệu tập. Trưởng đoàn của Việt Cộng là tướng Trần Văn Trà biết tình hình không có lợi nên lánh mặt và cho Đại tá Đặng Văn Thu thay mặt tới tham dự. Tại phiên họp này, trưởng đoàn Việt Nam Cộng Hoà là Trung tướng Dư Quốc Đống đề nghị những biện pháp cấp bách gồm có việc cử ngay một tổ Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên đi Tống Lê Chân để điều tra vi phạm, nếu điều đó được thoả thuận tại hội nghị. Nếu hai phe cộng sản không thoả thuận thì Hoa Kỳ, với tư cách chủ vị của BLHQSBB, sẽ yêu cầu Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến (1) (International Commission for Ceasefire and Supervision = ICCS) cử người đi điều tra và trong trường hợp này, Việt Cộng, tức cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phải ra lệnh cho các đơn vị của chúng quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của ICCS khi họ tới đó.
Đương nhiên là hai phái đoàn của cộng sản không đồng ý với biện pháp này nên tìm cách lảng sang chuyện khác. Đặng Văn Thu luôn mồm lảm nhảm rằng Việt Nam Cộng Hoà đã vi phạm (!) ngưng bắn ở Đức Cơ thuộc tỉnh Pleiku, Đức Phổ và Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi nên có lỗi chớ chúng không có lỗi. Bên phái đoàn Bắc Việt cũng lập lại như vẹt những lời của đám tay sai của chúng. Khi chúng ta bàn sang biện pháp thứ hai thì chúng nhứt định không chịu để cho một phái đoàn của ICCS đi Tống Lê Chân điều tra và rồi cả hai tên đại diện cho bên cộng sản này “nhứt trí” với nhau bỏ phòng họp ra về. Sau đó, chính bọn này đã thông báo cho hai thành viên của khối Cộng tại ICCS là Ba Lan và Hung Gia Lợi rằng nếu có văn thư Hoa Kỳ yêu cầu đi Tống Lê Chân điều tra thì hãy từ chối với lý do ở nơi đó không được an ninh. Nghe Việt Cộng hù dọa như vậy, thử hỏi có phái đoàn nào còn đủ can đảm đáp trực thăng đi Tống Lê Chân để mà ăn đạn phòng không dầy đặc của chúng. Vì vậy mà Tống Lê Chân cứ tiếp tục bị bao vây tháng này qua tháng khác và năm này qua năm khác.
Khi Việt Cộng bắt đầu bao vây Tống Lê Chân thì quân số của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng chỉ có 274 quân nhân các cấp. Bao vây tấn công đơn vị cô độc này là các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 271 (2) của Công trường 9 được tăng cường thêm các đội phòng không của trung đoàn này và Trung đoàn 42 cùng với Tiểu đoàn 28 Pháo binh có trang bị đại bác 130 ly.
Trong sáu tháng đầu Tống Lê Chân bị tấn công và bao vây, Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đã thực hiện hơn 3 ngàn phi vụ yểm trợ và tiếp tế cho căn cứ này, thả xuống hơn 3 trăm kiện thực phẩm và tiếp liệu nhưng quân trú phòng chỉ thu được 134 kiện và số còn lại rớt xuống các vị trí của địch. Cũng trong thời gian này, cộng quân pháo kích vào Tống Lê Chân hơn 3 trăm lần với khoảng 1300 trái đạn đủ loại. Chúng tấn công căn cứ này 11 lần và đặc công của chúng đột nhập vào được bên trong căn cứ chín lần nhưng không một tên nào sống sót chạy ra.
Nhờ các đơn vị của Không Quân thay phiên nhau tích cực yểm trợ và tiếp tế, các chiến sĩ tử thủ Tống Lê Chân càng thêm tinh thần chiến đấu, không những đẩy lui được các đợt tấn công của cộng quân mà còn mở các cuộc hành quân vòng đai, loại hàng chục tên ra khỏi vòng chiến mỗi lần hành quân và phá hủy một súng phòng không và một đại bác.
Cho đến đầu tháng Bảy 1973 thì quân số tại Tống Lê Chân chỉ còn 258 người kể cả 34 bị thương nặng nhẹ hoặc bị bịnh sốt rét không di tản được trong đó có một số vẫn tiếp tục chiến đấu với đồng đội. Bên địch, có thêm các lực lượng thuộc Trung đoàn 301 Chủ Lực Miền được cử đến tăng phái cho Trung đoàn 271. Thấy lực lượng tử thủ bị vây khốn đã nửa năm, giặc cộng tưởng tất cả đều không còn tinh thần chiến đấu nên cứ tối đến là chúng bắc loa vừa kêu gọi anh em ra đầu hàng vừa đem bom đạn ra hù doạ theo kiểu “hàng sống chống chết”. Chúng còn “tử tế” tới mức dặn dò kỹ lưỡng rằng “Anh Ngôn” hãy dẫn anh em ra chỗ này chỗ nọ để được “nhân dân đem về vùng hoà bình”.
Việc Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng bị giặc cộng vây khốn suốt nửa năm trời đã gây được sự chú ý của dư luận quốc tế. Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt thấy vậy ra vẻ làm theo lời yêu cầu của ICCS nhưng thật ra đây cũng chỉ là một hành động lừa dối trắng trợn của bọn chúng mà thôi. Chúng cử tên đại tá khét tiếng mất dạy Võ Đông Giang (3) sang gặp Trưởng Phái đoàn Gia Nã Đại là Đại tá Lomis để cho biết là Việt Cộng đồng ý để cho ICCS đến Tống Lê Chân điều tra nhưng trước hết phải để cho Giang cử một đại diện đi trực thăng tới Tống Lê Chân liên lạc trước với các đơn vị của chúng tại đây để đề phòng ngộ nhận. Sau đó, một tên đại diện của Việt Cộng đáp trực thăng đi Bình Long nhưng thay vì xuống Tống Lê Chân, tên này lại yêu cầu phi công đáp xuống một nơi cách Tống Lê Chân tới cả chục cây số gọi là Sóc Con Trăn mà theo lời của tên này thiø y phải liên lạc với “địa phương” trước. Tên này biến vào rừng một lúc lâu rồi trở ra, miệng lảm nhảm tố cáo rằng “bộ phận đường dây” của chúng đã bị Mỹ-Nguỵ giết hại hết rồi nên y không tìm được một ai. Sau đó, thay vì trở về Biên Hoà để báo cáo cho Ban Liên Hợp Quân Sự Khu V, tên này lại yêu cầu trực thăng chở y về Sàigòn. Việt Nam Cộng Hoà lại làm dữ nhưng chúng vẫn không thay đổi thái độ. Cuối cùng, trong một việc làm đầy tính cách giả nhân giả nghĩa, chúng cho phép trực thăng của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đáp xuống Tống Lê Chân để di tản đúng 20 thương binh. Đây là lần duy nhất trong hai năm bị tấn công và vây hãm, trực thăng của Việt Nam Cộng Hoà đáp xuống Tống Lê Chân mà không bị phòng không bắn lên cũng như đại bác pháo vào căn cứ. Sau đó, Việt Cộng lại tiếp tục bao vây, pháo kích và tấn công Căn cứ Tống Lê Chân.
Khi Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục tố cáo giặc cộng vi phạm Hiệp định Paris thì chúng trơ tráo trả lời rằng việc pháo kích vào Tống Lê Chân là để cảnh cáo lính trong căn cứ liên tục lấn ra ngoài, xâm phạm vào “vùng giải phóng” của chúng (chỉ có hai trăm quân nhân còn đủ khả năng tác chiến thì làm sao lấn nổi cả một sư đoàn của chúng?). Khi chúng ta khiếu nại về việc chúng dùng loa phóng thanh dụ các chiến sĩ trong căn cứ ra đầu hàng chúng thì chúng trơ tráo nói rằng chúng chỉ giảng “đạo lý hiệp định Paris” cho “anh em lính Sàigòn” nghe để anh em hiểu về “đạo lý hoà hợp hoà giải dân tộc” và rằng đó là “quyền lợi của anh em”.
Sau hơn nửa năm trời chúng ta không ngừng khiếu nại, dư luận quốc tế cũng không còn chú tâm đến Tống Lê Chân nữa và Việt Cộng vẫn tiếp tục tấn công và pháo kích. Trong khi đó thì những người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói chung và những người lính của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng nói riêng còn bị thêm những nhát dao chí tử của ngay chính đồng bào của mình. Những tay tu sĩ bội đạo phản đời như Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan luôn mồm chống phá chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Những tay dân biểu và nghị sĩ đối lập như Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Hữu Tường và Trương Gia Kỳ Sanh lợi dụng vị trí của mình luôn mồm tiếp tay cho giặc. Hai phái đoàn Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đương nhiên là lợi dụng tối đa điều này và chúng luôn xem đó là những bằng chứng để tố cáo vu vơ và bôi xấu Việt Nam Cộng Hoà tại những phiên họp giữa hai bên hoặc bốn bên.
Đầu năm 1974, giữa lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang điên đầu đối phó với chiến dịch gây rối đội lốt “phong trào chống tham nhũng” do Trần Hữu Thanh cầm đầu thì tại Tống Lê Chân, Thiếu tá Lê Văn Ngôn được vinh thăng trung tá lúc mới 27 tuổi. Chẳng có một thượng cấp nào của ông tại Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 lên Tống Lê Chân gắn lon cho ông cả mà chỉ có cặp lon trung tá được trực thăng thả xuống cùng với tiếp phẩm (4). Đúng lúc đó thì xảy ra trận Hoàng Sa khiến người ta tạm quên mất Tống Lê Chân và Việt Cộng tung toàn lực của chúng tại đây đánh vào căn cứ với quyết tâm chiếm hoặc san bằng cho bằng được.
Vào cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai 1974, những tên chỉ huy cao cấp nhứt của Công trường 9 Cộng Sản Bắc Việt họp liên miên để rút ưu khuyết điểm của các đợt tấn công của chúng vào Tống Lê Chân suốt một năm trước đó. Sau đó, Tống Lê Chân lại được chúng đem lên sa bàn nghiên cứu từng chi tiết nhỏ. Sau mấy đợt tấn công thăm dò, ngày 5 tháng Tư, Trung đoàn 271 cùng với một trung đoàn pháo và một lữ đoàn chiến xa có thêm một số đơn vị chủ lực miền tiếp ứng, ồ ạt tấn công Tống Lê Chân.
Sau Hiệp định Paris ký kết ngày 27 và có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng Giêng 1973, giữa lúc Việt Nam Cộng Hoà, Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đang thực hiện các cuộc trao trả tù binh thì Việt Cộng đem một lực lượng chính qui bao vây Tống Lê Chân, trắng trợn vi phạm hiệp định mà chính chúng đã ký kết.
Ngày 17 tháng Ba, một phiên họp cấp trưởng đoàn của Ban Liên Hợp Quân Sư Bốn Bên (BLHQSBB) được triệu tập. Trưởng đoàn của Việt Cộng là tướng Trần Văn Trà biết tình hình không có lợi nên lánh mặt và cho Đại tá Đặng Văn Thu thay mặt tới tham dự. Tại phiên họp này, trưởng đoàn Việt Nam Cộng Hoà là Trung tướng Dư Quốc Đống đề nghị những biện pháp cấp bách gồm có việc cử ngay một tổ Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên đi Tống Lê Chân để điều tra vi phạm, nếu điều đó được thoả thuận tại hội nghị. Nếu hai phe cộng sản không thoả thuận thì Hoa Kỳ, với tư cách chủ vị của BLHQSBB, sẽ yêu cầu Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến (1) (International Commission for Ceasefire and Supervision = ICCS) cử người đi điều tra và trong trường hợp này, Việt Cộng, tức cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phải ra lệnh cho các đơn vị của chúng quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của ICCS khi họ tới đó.
Đương nhiên là hai phái đoàn của cộng sản không đồng ý với biện pháp này nên tìm cách lảng sang chuyện khác. Đặng Văn Thu luôn mồm lảm nhảm rằng Việt Nam Cộng Hoà đã vi phạm (!) ngưng bắn ở Đức Cơ thuộc tỉnh Pleiku, Đức Phổ và Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi nên có lỗi chớ chúng không có lỗi. Bên phái đoàn Bắc Việt cũng lập lại như vẹt những lời của đám tay sai của chúng. Khi chúng ta bàn sang biện pháp thứ hai thì chúng nhứt định không chịu để cho một phái đoàn của ICCS đi Tống Lê Chân điều tra và rồi cả hai tên đại diện cho bên cộng sản này “nhứt trí” với nhau bỏ phòng họp ra về. Sau đó, chính bọn này đã thông báo cho hai thành viên của khối Cộng tại ICCS là Ba Lan và Hung Gia Lợi rằng nếu có văn thư Hoa Kỳ yêu cầu đi Tống Lê Chân điều tra thì hãy từ chối với lý do ở nơi đó không được an ninh. Nghe Việt Cộng hù dọa như vậy, thử hỏi có phái đoàn nào còn đủ can đảm đáp trực thăng đi Tống Lê Chân để mà ăn đạn phòng không dầy đặc của chúng. Vì vậy mà Tống Lê Chân cứ tiếp tục bị bao vây tháng này qua tháng khác và năm này qua năm khác.
Khi Việt Cộng bắt đầu bao vây Tống Lê Chân thì quân số của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng chỉ có 274 quân nhân các cấp. Bao vây tấn công đơn vị cô độc này là các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 271 (2) của Công trường 9 được tăng cường thêm các đội phòng không của trung đoàn này và Trung đoàn 42 cùng với Tiểu đoàn 28 Pháo binh có trang bị đại bác 130 ly.
Trong sáu tháng đầu Tống Lê Chân bị tấn công và bao vây, Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đã thực hiện hơn 3 ngàn phi vụ yểm trợ và tiếp tế cho căn cứ này, thả xuống hơn 3 trăm kiện thực phẩm và tiếp liệu nhưng quân trú phòng chỉ thu được 134 kiện và số còn lại rớt xuống các vị trí của địch. Cũng trong thời gian này, cộng quân pháo kích vào Tống Lê Chân hơn 3 trăm lần với khoảng 1300 trái đạn đủ loại. Chúng tấn công căn cứ này 11 lần và đặc công của chúng đột nhập vào được bên trong căn cứ chín lần nhưng không một tên nào sống sót chạy ra.
Nhờ các đơn vị của Không Quân thay phiên nhau tích cực yểm trợ và tiếp tế, các chiến sĩ tử thủ Tống Lê Chân càng thêm tinh thần chiến đấu, không những đẩy lui được các đợt tấn công của cộng quân mà còn mở các cuộc hành quân vòng đai, loại hàng chục tên ra khỏi vòng chiến mỗi lần hành quân và phá hủy một súng phòng không và một đại bác.
Cho đến đầu tháng Bảy 1973 thì quân số tại Tống Lê Chân chỉ còn 258 người kể cả 34 bị thương nặng nhẹ hoặc bị bịnh sốt rét không di tản được trong đó có một số vẫn tiếp tục chiến đấu với đồng đội. Bên địch, có thêm các lực lượng thuộc Trung đoàn 301 Chủ Lực Miền được cử đến tăng phái cho Trung đoàn 271. Thấy lực lượng tử thủ bị vây khốn đã nửa năm, giặc cộng tưởng tất cả đều không còn tinh thần chiến đấu nên cứ tối đến là chúng bắc loa vừa kêu gọi anh em ra đầu hàng vừa đem bom đạn ra hù doạ theo kiểu “hàng sống chống chết”. Chúng còn “tử tế” tới mức dặn dò kỹ lưỡng rằng “Anh Ngôn” hãy dẫn anh em ra chỗ này chỗ nọ để được “nhân dân đem về vùng hoà bình”.
Việc Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng bị giặc cộng vây khốn suốt nửa năm trời đã gây được sự chú ý của dư luận quốc tế. Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt thấy vậy ra vẻ làm theo lời yêu cầu của ICCS nhưng thật ra đây cũng chỉ là một hành động lừa dối trắng trợn của bọn chúng mà thôi. Chúng cử tên đại tá khét tiếng mất dạy Võ Đông Giang (3) sang gặp Trưởng Phái đoàn Gia Nã Đại là Đại tá Lomis để cho biết là Việt Cộng đồng ý để cho ICCS đến Tống Lê Chân điều tra nhưng trước hết phải để cho Giang cử một đại diện đi trực thăng tới Tống Lê Chân liên lạc trước với các đơn vị của chúng tại đây để đề phòng ngộ nhận. Sau đó, một tên đại diện của Việt Cộng đáp trực thăng đi Bình Long nhưng thay vì xuống Tống Lê Chân, tên này lại yêu cầu phi công đáp xuống một nơi cách Tống Lê Chân tới cả chục cây số gọi là Sóc Con Trăn mà theo lời của tên này thiø y phải liên lạc với “địa phương” trước. Tên này biến vào rừng một lúc lâu rồi trở ra, miệng lảm nhảm tố cáo rằng “bộ phận đường dây” của chúng đã bị Mỹ-Nguỵ giết hại hết rồi nên y không tìm được một ai. Sau đó, thay vì trở về Biên Hoà để báo cáo cho Ban Liên Hợp Quân Sự Khu V, tên này lại yêu cầu trực thăng chở y về Sàigòn. Việt Nam Cộng Hoà lại làm dữ nhưng chúng vẫn không thay đổi thái độ. Cuối cùng, trong một việc làm đầy tính cách giả nhân giả nghĩa, chúng cho phép trực thăng của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đáp xuống Tống Lê Chân để di tản đúng 20 thương binh. Đây là lần duy nhất trong hai năm bị tấn công và vây hãm, trực thăng của Việt Nam Cộng Hoà đáp xuống Tống Lê Chân mà không bị phòng không bắn lên cũng như đại bác pháo vào căn cứ. Sau đó, Việt Cộng lại tiếp tục bao vây, pháo kích và tấn công Căn cứ Tống Lê Chân.
Khi Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục tố cáo giặc cộng vi phạm Hiệp định Paris thì chúng trơ tráo trả lời rằng việc pháo kích vào Tống Lê Chân là để cảnh cáo lính trong căn cứ liên tục lấn ra ngoài, xâm phạm vào “vùng giải phóng” của chúng (chỉ có hai trăm quân nhân còn đủ khả năng tác chiến thì làm sao lấn nổi cả một sư đoàn của chúng?). Khi chúng ta khiếu nại về việc chúng dùng loa phóng thanh dụ các chiến sĩ trong căn cứ ra đầu hàng chúng thì chúng trơ tráo nói rằng chúng chỉ giảng “đạo lý hiệp định Paris” cho “anh em lính Sàigòn” nghe để anh em hiểu về “đạo lý hoà hợp hoà giải dân tộc” và rằng đó là “quyền lợi của anh em”.
Sau hơn nửa năm trời chúng ta không ngừng khiếu nại, dư luận quốc tế cũng không còn chú tâm đến Tống Lê Chân nữa và Việt Cộng vẫn tiếp tục tấn công và pháo kích. Trong khi đó thì những người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói chung và những người lính của Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng nói riêng còn bị thêm những nhát dao chí tử của ngay chính đồng bào của mình. Những tay tu sĩ bội đạo phản đời như Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan luôn mồm chống phá chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Những tay dân biểu và nghị sĩ đối lập như Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Hữu Tường và Trương Gia Kỳ Sanh lợi dụng vị trí của mình luôn mồm tiếp tay cho giặc. Hai phái đoàn Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt đương nhiên là lợi dụng tối đa điều này và chúng luôn xem đó là những bằng chứng để tố cáo vu vơ và bôi xấu Việt Nam Cộng Hoà tại những phiên họp giữa hai bên hoặc bốn bên.
Đầu năm 1974, giữa lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang điên đầu đối phó với chiến dịch gây rối đội lốt “phong trào chống tham nhũng” do Trần Hữu Thanh cầm đầu thì tại Tống Lê Chân, Thiếu tá Lê Văn Ngôn được vinh thăng trung tá lúc mới 27 tuổi. Chẳng có một thượng cấp nào của ông tại Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 3 lên Tống Lê Chân gắn lon cho ông cả mà chỉ có cặp lon trung tá được trực thăng thả xuống cùng với tiếp phẩm (4). Đúng lúc đó thì xảy ra trận Hoàng Sa khiến người ta tạm quên mất Tống Lê Chân và Việt Cộng tung toàn lực của chúng tại đây đánh vào căn cứ với quyết tâm chiếm hoặc san bằng cho bằng được.
Vào cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai 1974, những tên chỉ huy cao cấp nhứt của Công trường 9 Cộng Sản Bắc Việt họp liên miên để rút ưu khuyết điểm của các đợt tấn công của chúng vào Tống Lê Chân suốt một năm trước đó. Sau đó, Tống Lê Chân lại được chúng đem lên sa bàn nghiên cứu từng chi tiết nhỏ. Sau mấy đợt tấn công thăm dò, ngày 5 tháng Tư, Trung đoàn 271 cùng với một trung đoàn pháo và một lữ đoàn chiến xa có thêm một số đơn vị chủ lực miền tiếp ứng, ồ ạt tấn công Tống Lê Chân.
Từ trái qua phải: Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn (qua đời), Trung Tá Ngô Minh Hồng (qua đời), Đại Tá Trần Công Liễu (Chỉ Huy Trưởng BĐQ hiện cư ngụ tại Pháp), Đại Tá Nguyễn Văn Phúc (qua đời). Tất cả chức vụ là cuối cùng, hình chụp tại mặt trận An Lộc.
Được tin tình báo cho biết trước, các chiến sĩ Biệt Động Quân chuẩn bị sẵn sàng và sau đó giao chiến ngang ngửa với đại quân Bắc Việt được đúng sáu ngày. Đến quá trưa ngày 11, chiến xa của chúng xuất hiện trong tầm mắt của các chiến sĩ phòng thủ trong khi các phi vụ tiếp tế của Không Quân đã mấy ngày liền không thể thực hiện được vì một trung đoàn phòng không của cộng quân sẵn sàng bắn đạn che kín bầu trời. Hết đạn dược và thực phẩm, Trung tá Lê Văn Ngôn hướng dẫn anh em mở đường máu về được An Lộc. Chỉ việc các chiến sĩ can trường này đem được cả thương binh thoát khỏi vòng vây dày đặc của địch để về đến An Lộc cũng đã là một việc nói lên tình đồng đội và tinh thần chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hoà ngay cả trong tình thế bi đát nhứt. Ngoài ra, người ta cũng phải nghĩ rằng chỉ có phép lạ mới che chở được đơn vị lẻ loi và anh hùng này: trong một tuần lễ ác chiến sau cùng, chỉ có hơn hai chục chiến sĩ bị thương.
Sau khi đem đơn vị về đến An Lộc, Trung tá Lê Văn Ngôn được cử đi học khoá Tham Mưu Trung Cấp và sau đó về Sư Đoàn 5 Bộ Binh giữ chức vụ trung đoàn phó. Sau ngày đất nước chúng ta rơi vào tay giặc cộng, Trung tá Ngôn cũng như biết bao chiến sĩ khác, lọt vào tay giặc và bị đưa ra miền Bắc. Một tối mùa thu 1977, ông lặng lẽ qua đời tại liên trại Yên Báy. Chính Phan Nhật Nam đem người đàn em vắn số của mình ra huyệt chôn.
(1) Uỷ ban này có bốn quốc gia thành viên. Hai quốc gia thuộc Thế Giới Tự Do là Gia Nã Đại và Nam Dương. Hai quốc gia thuộc Khối Cộng là Ba Lan và Hung Gia Lợi.
(2) Theo nhà văn Phan Nhật Nam thì đơn vị này là Đoàn 27.
(3) Có lần Võ Đông Giang suýt bị Chuẩn Tướng Phan Hoà Hiệp của Phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà ném chiếc gạt tàn thuốc lá vào mặt vì thói mất dạy và ngôn ngữ hạ cấp.
(4) Theo lời một số anh em cựu quân nhân thuộc Quân Chủng Không Quân thì có một chiếc trực thăng trong khi thực hiện phi vụ tiếp tế cho Căn cứ Tống Lê Chân đã bị trúng đạn phòng không của địch và phải đáp khẩn cấp xuống căn cứ. Cả phi hành đoàn đã ở lại Tống Lê Chân tử thủ cùng các chiến sĩ Biệt Động Quân cho đến khi được các trực thăng tiếp tế khác từ Biên Hoà lên đáp xuống căn cứ bốc về.
Sau khi đem đơn vị về đến An Lộc, Trung tá Lê Văn Ngôn được cử đi học khoá Tham Mưu Trung Cấp và sau đó về Sư Đoàn 5 Bộ Binh giữ chức vụ trung đoàn phó. Sau ngày đất nước chúng ta rơi vào tay giặc cộng, Trung tá Ngôn cũng như biết bao chiến sĩ khác, lọt vào tay giặc và bị đưa ra miền Bắc. Một tối mùa thu 1977, ông lặng lẽ qua đời tại liên trại Yên Báy. Chính Phan Nhật Nam đem người đàn em vắn số của mình ra huyệt chôn.
(1) Uỷ ban này có bốn quốc gia thành viên. Hai quốc gia thuộc Thế Giới Tự Do là Gia Nã Đại và Nam Dương. Hai quốc gia thuộc Khối Cộng là Ba Lan và Hung Gia Lợi.
(2) Theo nhà văn Phan Nhật Nam thì đơn vị này là Đoàn 27.
(3) Có lần Võ Đông Giang suýt bị Chuẩn Tướng Phan Hoà Hiệp của Phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà ném chiếc gạt tàn thuốc lá vào mặt vì thói mất dạy và ngôn ngữ hạ cấp.
(4) Theo lời một số anh em cựu quân nhân thuộc Quân Chủng Không Quân thì có một chiếc trực thăng trong khi thực hiện phi vụ tiếp tế cho Căn cứ Tống Lê Chân đã bị trúng đạn phòng không của địch và phải đáp khẩn cấp xuống căn cứ. Cả phi hành đoàn đã ở lại Tống Lê Chân tử thủ cùng các chiến sĩ Biệt Động Quân cho đến khi được các trực thăng tiếp tế khác từ Biên Hoà lên đáp xuống căn cứ bốc về.
No comments:
Post a Comment