Friday, April 8, 2011

Tiểu Đoàn 35 BĐQ Với Chiến Thắng Tại Mặt Trận Chợ Lớn

Tiểu Đoàn 35 BĐQ Với Chiến Thắng Tại Mặt Trận Chợ Lớn Trong Đợt 2 Mậu Thân 1968

Bài viết: Văn Lang - Trình bày: Ngô Nhật Tùng - Trích đặc san KBC do Tú Quỳnh xuất bản

Vào năm 1993, tập đoàn Việt gian bán nước tại Hà Nội
đã cho xuất bản một bộ sách có tựa là: "Miền Đông Nam Bộ Kháng Chiến 1945-1975". Bộ sách này do Bộ Chính Trị, Ban Tư Tưởng cùng Quân Ủy Trung Ương Đảng chỉ đạo nội dung. Do chính Đảng ủy Bộ Tư Lệnh Quân Khu 7 và Hội Đồng Khoa Học Quân Sự QK7 "Điều nghiên soạn thảo", rồi cũng do chính nhà xuất bản của cái gọi là "Quân Đội Nhân Dân" (QĐND) tại Hànội đảm trách việc in ấn, phát hành.

Trong bộ sách gồm hai tập này, lẽ dĩ nhiên báo chí đảng Mafia ở Hànội vẫn cứ giữ một luận điệu khoác lác mãn tính, chúng lấp liếm quanh co, bóp méo hoàn toàn lịch sử để cố che đậy tội ác tầy trời mà suốt 50 năm qua chúng đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, cũng như chúng thổi phồng và cường điệu tối đa để đánh bóng vào biến cố 30-4-75, hầu dấu diếm sự yếu kém của QĐND trước Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau những lần bại trận, thảm bại trên khắp chiến trường miền Nam. Điều không thể chối cãi được mà từ tên Đại quốc tặc Hồ Chí Minh trước kia cho đến tên Đỗ Mười hiện nay và kẻ cả tên Việt cộng cuối cùng sau này, thì chúng đều biết rõ rằng nếu "người bạn đồng minh trùm sò" là Hoa Kỳ không rắp tâm bán đứng Việt Nam Cộng Hòa thông qua tên lái buôn chính trị H. Kissinger, thì chắc chắn không bao giờ có thể Cộng sản Hànội (CSHN) thôn tính được miền Nam báo chì tham vọng quân sự. Nhưng cũng vì những chiến thắng lẫy lừng đó của Quân Dân VNCH nên sau ngày cưỡng đoạt 30-4-75, bọn khát máu CSHN đã hằn hộc dùng một chính sách cai trị tàn bạo để trả thù hèn hạ lên toàn miền Nam.
Thiếu tá Hồ Văn Hoà - TĐT TĐ35 trong mặt trận tại Chợ Lớn Tết Mậu Thân - Ông đã chết tại Atlanta Georgia về bệnh gan


Có ai đó nói rằng: "Đừng bao giờ tin một kẻ đã từng nói láo, dù kẻ ấy thề thốt là mình đang nói láo". Ấy vậy mà trong bộ sách nói láo này lại có một chương mà chúng ta phải "tạm" tin là CSHN đã nói thật. Từ trang 321, bọn tay sai hiếu chiến của Quốc tế Cộng sản đã cay đắng thú nhận là chúng đã bị thất trận nặng nề trong 3 đợt tấn công bất ngờ vào năm Mậu Thân 1968, từ đó chúng càng thêm suy yếu vào những năm sau, khi mà QLVNCH chủ động tấn công chúng vào năm 1970 (Cambốt), và quyết liệt phản công chúng vào năm 1972 tại Quảng Trị, Bình Định, kontum, Bình Long.
Riêng năm 1968, bằng "3 mũi giáp công" là: "Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa - Tổng nổi dậy" tên đại quốc tặc là Hồ Chí Minh đã chỉ đạo QĐND đột kích 3 lần, nhưng cả 3 lần "vùng lên" của bọn khát máu đều bị Quân Dân VNCH đấm cho bể mặt... phải tuột xuống đến nổi tên đại quốc tặc phải ôm đắng cay mà đi tím 2 sư phụ là Mác-Lê. QĐND" phát động đợt 1 vào ngày 31-1-1968, đợt 2 vào ngày 5-5-1968 và đợt 3 vào ngày 17-8-1968 tại vùng ven đô, rốt cuộc chúng phải ôm đầu máu tháo chạy về rừng, để lại hàng ngàn lương dân vô tội bị chết oan uổng, cửa nhà tan nát bởi bản chất cuồng sát của tập đoàn phản dân hại nước CSHN.

Tuy đã "thành thật khai báo" như vậy trên giấy trắng mực đen nhưng bọn CSHN vẫn còn cố vớt vát sỉ diện "cốt đột Trường Sơn" khi chúng cho rằng: "... tuy nhiên chúng ta cũng đã đánh tan và làm thiệt hại nhiều đơn vị thiện chiến của địch (!?) trong chiến dịch này..."! Miệng lưởi mồm mép của con ...Vẹm nó như thế nào thì dư luận quốc tế cũng như quý chiến hữu và đồng bào đã quá hiểu rõ, cho nên chúng ta miễn "bắn" ở đây cho đở hao "đạn" mà chỉ vạch trần thêm một điêù nói láo nham nhở khác của CSHN là ki chúng cho rằng đã đánh tan Tiểu Đoàn 35 Biệt Động Quân trong đợt 2 năm Mậu Thân. (Sau ngày 30-4-75, chúng cho dựng một tấm "bia ghi công" tại Quận 8 Sài Gòn, bia này ghi láo là đã tiêu diệt toàn bộ TĐ35BĐQ, cũng như nhiều đơn vị BĐQ khác và phá hủy nhiều xe tăng, thiết giáp của Quân đội Hoa Kỳ!? Ai qua cầu Chữ Y, quẹo phải vòng xuống Phạm Thế Hiển cách cầu khoảng 100 mét thì sẽ thấy tấm bia này đứng âm thầm cạnh một... đống rác.

Quân và Dân VNCH nói chung, làm sao quên được những chiến thắng của mình trước QĐND của CSHN nhứt là năm 1968, cũng như người dân Chợ Lớn nói riêng; làm sao mà họ có thể quên được chiến thắng oai hùng của TĐ35BĐQ do Thiếu tá Hồ Văn Hòa làm Tiểu Đoàn Trưởng. Dù địch đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, tấn công bất ngờ vào lúc bất ngờ nhất là dịp Tết; khi mà toàn dân đang quây quần bên bàn thờ tổ tiên và các bên tham chiến đều đồng ý không động binh; điều động các đơn vị chính quy chủ lực từ cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn đến Sư đoàn; được gián tiếp chỉ đạo bởi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, trực tiếp điều động bởi Phạm Hùng và Đảng bộ miền Nam (Trung Ương Cục R); và cũng là lần đầu tiên CSHN xử dụng vũ khí tối tân của quan thầy Nga-Tàu như: AK47, AK50, B40, B41, cối 82, 75 ly sơn pháo v.v.. Với những lợi thế áp đảo rõ rệt như vậy nhưng cuối cùng chúng phải rước lấy thảm bại vì tinh thần và khả năng chiến đấu của QLVNCH đã vượt quá sự đánh giá của chúng tại Hànội, mặc dù hầu hết các đơn vị QLVNCH trong năm 1968 chỉ được trang bị các loại vũ khí của... Đệ nhị Thế chiến như: Carbine M1, M2, Garant M1, M2, Tiểu liên Thompson v.v...



Trong đợt 2 năm Mậu Thân, Tiểu Đoàn 35 Liên Đoàn 3 BĐQ đã đảm trách một địa bàn giao tranh rộng lớn từ các Quận: 5, 6, 7, 8, 11 và Tiểu Đoàn được mệnh danh là đàn cọp đen của binh chủng Mũ Nâu phải chiến đấu với một nghiêm lệnh gay go của chính Thủ Tướng Trần Văn Hương là: (A) Phải đánh bật VC ra khỏi địa bàn Chợ Lớn trong vòng 5 ngày. (B) Không được xử dụng hỏa lực nặng để giảm thiệt hại về nhà cửa của lương dân. (C) Phải tránh tệ trạng chiếm đoạt tài sản giá trị của đồng bào do các binh sĩ trong đơn vị gây ra. Mặc dù chiến thuật "tác chiến trong thành phố" là sở trường của binh chủng BĐQ, nhưng khi phải áp dụng chiến thuật này với những nghiêm lệnh đã nêu trên thì đó là một bài toán hóc búa cho toàn đơn vị. Tuy nhiên những trở ngại ấy cuối cùng đều được giải tỏa nhờ vào các quyết định chính xác và hợp lý của người chỉ huy ngay tại mặt trận, đó là con mãnh hổ đầu đàn của TĐ35 BĐQ, người Tiểu Đoàn Trưởng trẻ nhất của QLVNCH khi về nhận TĐ35 BĐQ trước đó hai năm thì tuổi đời mới chỉ 25 mà thôi. Tiểu Đoàn Cọp Đen 35 BĐQ là đơn vị duy nhất của binh chủng Mũ Nâu dùng khăn quàng cổ màu đen, một màu vừa mang ý nghĩa đem đến tóc tang cho Việt cộng, cũng vừa là để tưởng nhớ Đại úy Trinh, Trưởng phòng 2 Sư Đoàn 22 BB đã tử trận năm 1962, là người thành lập đơn vị Biệt kích mà Thiếu tá Hòa từng là Chỉ huy trưởng đơn vị này tại Tây Nguyên. Trong tầm nhìn chung thì chiến thắng của QLVNCH trong năm Mậu Thân là một trong những chiến thắng lớn lao mà cả hai miền Nam Bắc lẫn Hoa Kỳ không thể phủ nhận được. Thế nhưng đến hôm nay trong hàng ngũ của chúng ta vẫn còn một thiểu số đồng đội đã nhìn chiến thắng này với sự suy luận thiển cận, dựa theo bài vở của bọn nhà báo ngoại quốc bất lương đã từng lộn trái sự thật của Quân Dân VNCH trước hiểm họa Cộng sản. Lối nhận xét của đồng đội chúng ta như sau: "...

Sở dĩ chúng ta thắng bọn VC năm 1968 là bởi vì bọn đầu sỏ ở Hànội muốn "mượn tay" của QLVNCH để thanh toán giúp chúng hàng chục ngàn tên du kích miền Nam đang là một trờ ngại lớn lao cho Quân Đội Nhân Dân..."! Chiến hữu nào không tin thì hãy đọc phần lời tựa của ông Nguyễn Đạt Thịnh viết trong cuốn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975" của ông Phạm Huấn. Từ trang 15 đến 16 và đến phần cuối, ông Nguyễn Đạt Thịnh viết rõ như sau: "... Nói trắng ra là quả chanh du kích đã bị vắt hết nước, đã đến lúc vô dụng. Trận Mậu Thân chỉ là hành động của bọn lãnh tụ chiến lược Bắc Việt ném đi cái vỏ chanh..."!? Với lối suy luận như trên vô tình hai ông Nguyễn Đạt Thịnh và Phạm Huấn đã hạ thấp vai trò và khả năng chiến đấu của QLVNCH, phản bội lại sự hy sinh cao cả của bao chiến sĩ và hàng ngàn đồng bào vô tội đã nằm xuống bởi súng đạn của Nga-Tàu. Ông Nguyễn Đạt Thịnh cho rằng lực lượng du kích là một gánh nặng cho Hànội trong việc phải vận chuyển lương thực từ Bắc vào Nam để nuôi số du kích này!? Thực ra trong suốt cuộc chiến, thành phần du kích và chủ lực tỉnh đều hoàn toàn sống nhờ vào lượng thực phẩm ngay chính địa phương chúng lén lúc hoạt động, nhờ vào các cơ sở, bọn kinh tài và chính bà con giòng họ của chúng tiếp tế bằng nhiều cách. Riêng ông Phạm Huấn, người viết bài này xin trích dẫn những nơi ông viết không chính xác trong các cuốn "Trận Hạ Lào 1971" và "Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975".

Trong trận Hạ Lào, Tiểu Đoàn 21 BĐQ không hề bị VC đánh tan như ông đã viết ở các trang 107 và 146. Sau khi TĐ35 BĐQ bị tràn ngập thì đến ngày 25-2-71 toàn bộ TĐ21 BĐQ được 30 trực thăng vận chuyển về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 1 BĐQ tại căn cứ Phú Lộc ở Tà Bạt trong kế hoạch "ZULU 1". Riêng Đại đội 1 TĐ 21 thì trực thăng "bốc và đổ" tạm xuống đồi 30 của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù vì toán trực thăng cần phải quay lại căn cứ Ranger South để bốc phần còn lại của TĐ 21. Tôi cùng ĐĐ 1 bị kẹt lại tại đồi 30, cùng chiến đấu với anh em Nhảy Dù cho đến ngày 28-2-71 mới được trực thăng bốc về Tà Bạt, và TĐ21 BĐQ không hề tan hàng như ông đã viết. (em cuốn Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 của ông Trương Duy Hy). Riêng trong cuốn "Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975", người viết xin minh xác rằng đơn vị cuối cùng của Quân Đoàn 1 rời khỏi Quảng Trị là Đại đội 14 Thám Kích Biệt Động. Chúng tôi rời khỏi Hải Lăng Quảng Trị vào ngày 22-3-75 mặc dù ờ Quảng Trị Cộng quân chưa xuất hiện, ngày 25-3-75 chúng tôi vào thành phố Huế lúc 1 giờ sáng và cũng chẳng hề thấy tên VC nào ló dạng dù toàn thành phố không một bóng người. Sau đó toán Đại đội 14 Thám Kích Biệt Động chuyển quân sang Tư Hiền, tại đây đơn vị đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và bị bắt cùng hàng ngàn chiến sĩ khác vào đêm 27-3-75 (xem Tháng 3 Gẫy Súng của Cao xuân Huy). Trong những cuốn sách của ông Phạm Huấn, có thề vì thiếu tài liệu, hoặc dựa vào tài liệu của ngoại quốc nên có rất nhiều điều thiếu chính xác, đưa đến những tầm nhìn bất lợi cho QLVNCH nếu thế hệ mai sau muốn tìm hiểu về cuộc chiến huynh đệ tương tàn này. Riêng đối với Nguyệt san KBC, thì người viết xin góp ý như sau: xin tòa soạn nên cẩn trọng xem lại từng bản thảo trước khi cho in ấn, đừng vì thấy cái tên mà tin tưởng ở nội dung bản thảo rồi cho in, đưa đến việc gần đây trên KBC số 14 có hai bài viết mang tính cách sỉ nhục người quá cố và lăng mạ đến quân binh chủng khác của QLVNCH. Trong bài "Tưởng Niệm Lưu Kim Cương - Khi Đại Bàng Gẫy Cánh" của ông Phạm Huấn, bài viết này mới đọc thoáng qua thì cứ tưởng đó là bài ca tụng vị cố Chuẩn tướng đã vị quốc vong thân, nhưng nếu tinh ý hơn thì người đọc sẽ thấy bái này là cả một sự sỉ nhục cho vong linh của cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương. Cả bài viết không hề có một đoạn nào nói về những công lao và thành tích chiến đấu của cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương tại chiến trận, mà chỉ toàn nói về các nơi ăn chơi như vũ trường, phòng trà. Thế rồi cũng chỉ có "ca sĩ và vũ nữ" những người "làm đẹp thành phố về đêm"(!?) mới nhớ thương người đã chết! Khi Hà Huyền Chi đọc bài thơ "Tên Mày Là Đá Quý" thì bị phản đối, duy nhất chỉ có vị nữ lưu mới hiểu những sâu sắc của chữ nghĩa, còn các vị sĩ quan, tướng lãnh có mặt hôm đó đều là hạng dốt đặt hết hay sao hả ông Phạm Huấn?



Cũng trong KBC số 14, không hiểu nhà văn Phan Nhật Nam vì lẽ gì mà đã nguyền rủa và thóa mạ anh em chiến hữu thuộc Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, khi ông hằn hộc viết là mình bị kẹt trong guồng máy "tầm thường hèn mọn", bị trói chân buộc tay, phải nhận lệnh từ các "sĩ quan đặc ước, cựu Binh sĩ, Hạ sĩ quan của Quân đội Thuộc địa" (xin quý vị đọc lại bài "Người Lính VN: Một Nhiệm Mầu"). in ông Phan Nhật Nam nhớ lại rằng, trong cuộc chiến đấu chống lại CSHN, thì Quân Dân VNCH từ người Nhân Dân Tự Vệ cho đến Cảnh Sát, Quân Cảnh v. v... tất cả mọi ngành nghề trong QLV NCH, ai cũng có nỗi khổ nhọc riêng trên từng vị trí chiến đấu của mình, huống gì các anh em đồng đội Địa Phương Quân, Nghĩa Quân là những người lính âm thầm và chịu đựng gian khổ rất nhiều nhưng chưa hề có ai viết bài để ca ngợi công lao của họ. (Dù cuối bài viết này ghi là tháng 10-72, nhưng KBC cũng không nên đăng như vậy). Bây giờ chúng ta hãy trở lại trận Mậu Thân năm 1968; khi mà chính Tập Đoàn Việt Gian Bán Nước hiện nay tại Hànội đã thú nhận là chúng đã thua trận thảm bại trong cuốn "Miền Đông Nam Bộ Kháng Chiến 1945-1975", thì ngay trong hàng ngũ của chúng ta lại có người phủ nhận chiến thắng đó. Người viết xin đoan quyết rằng trong 3 đợt tấn công của Cộng quân vào năm 1968, QLVNCH đã chiến đấu đến cùng khắp 4 Quân Khu và họ cũng chẳng thấy một tên du kích chân đất nào cả. Không biết hai ông Phạm Huấn và Nguyễn Đạt Thịnh sẽ nghĩ sao nếu bài viết này sẽ nêu ra một đơn vị điển hình của QLVNCH trong đợt 2 Mậu Thân đã đụng độ với các đơn vị chính quy, chủ lực miền của CSBV. Đó là Tiểu Đoàn 35 Liên Đoàn 3 BĐQ do Thiếu tá Hồ Văn Hòa làm Tiểu Đoàn Trưởng, kiêm nhiệm chức Chỉ Huy toàn bộ Mặt Trận Chợ Lớn gồm nhiếu Quận nội đô; Tiểu Đoàn này đã đánh tan 2 Tiểu Đoàn chính quy của cái gọi là QĐND là TĐ267 và TĐ268 thuộc Trung Đoàn 2 Sư Đoàn 9 CSBV. (xem "Miền Đông Nam Bộ Kháng Chiến 1945-1975" từ trang 321 đến 340).


Trên phương diện chiến lược, để chuẩn bị phát động 3 mũi giáp công khi CSBV đã bội ước và lén lút đột kích khắp miền Nam vào dịp Tết năm Mậu Thân 1968. Tại Hànội tên đại quốc tặc Hồ Chí Minh chủ trì những cuộc họp của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương để soạn thảo những mưu sâu kế độc hầu mong nuốt chửng miền Nam trước khi cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ diễn ra, nếu thắng QLViệt NamCH thì khỏi bản nữa, nhưng nếu "lỡ" thua thì cũng tạo được tiếng vang trên mặt chính trị, bởi đã có sẵn đạo quân phản chiến Mỹ tiếp tay và tập đoàn báo chí luôn xuyên tạc sự thật để đáp ứng cho lũ khát máu Hànội. Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp bước đầu đã giở thủ đoạn "khôn vặt" khi muốn đánh lạc hướng các nhà chỉ huy quân sự VNCH và Hoa Kỳ. Tiên khởi chúng cho QĐND tung hư chiêu khi bao vây và tấn công căn cứ Khe Sanh do Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trấn đóng với sự tăng cường của Tiểu Đoàn 37 Liên Đoàn 1 BĐQ, để thu hút sự chú ý của Sàigòn vào đây. Kế hoạch "dương Đông kích Tây" này được mở màn tại núi rừng Khe Sanh vào đêm 20-1-1968.

Cùng lúc đó Hồ Chí Minh chỉ thị cho tên ội đò của dân tộc là Phạm hùng bí mật vào "B" (miền Nam), đảm nhận chức vụ Bí Thư Đảng Bộ Trung Ương Cục Miền Nam (cục R), thay thế cho tên tội đồ Nguyễn Văn Linh... bị gẫy nhánh đu đủ... rớt xuống làm Phó Bí Thư cùng với hai tên tội đồ khác là Hoàng Văn Thái và Phan Văn Đáng. Sau khi nhậm chức và họp hành, Trung Ương Cục Miền Nam... đẻ ra cái gọi là "Nghị Quyết Quang Trung" để quyết định giải tán "Quân Khu Miền Đông" và" Quân Khu Sàigòn-Gia Định" vốn có từ trước. Chúng thành lập "Khu Trọng Điểm" và giao cho Nguyễn Văn Linh làm Bí Thư, Võ Văn Kiệt làm Phó để chuẩn bị âm mưu sát hại dân lành miền Nam nhân ngày Tết truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.



"Khu Trọng Điểm" gồm có 6 Phân Khu sẽ là 5 mũi nhọn làm nỗ lực chính để đồng loạt tấn công vào Sàigòn, phối hợp với Phân Khu còn lại là "Phân Khu Nội Đô" do lực lượng đặc công đảm trách (Biệt Động Thành). Thế rồi sau khi điên cuồng nhất tề vùng lên thì cả đám phải lê lết chạy tứ tán về lại hang ổ, trong đám thoát thân có... "Khu Trọng Điểm" với một "Bộ Tư Lệnh, 1 Đảng ủy tiền phương" cùng 2 "Bộ Chỉ Huy Mặt Trận" gồm có các tên tội đồ của dân tộc là Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng.

Đợt 1 năm Mậu Thân kết thúc trong thảm hại cho bọn khát máu, lúc bấy giờ tại Hànội tên đại quốc tặc Hồ Chí Minh say máu dân lành nên điên cuồng chỉ thị cho QĐND bằng mọi giá phải phát động đợt 2... và đây, đợt 2 năm Mậu Thân do tập đoàn cuồng sát Hànội ra lệnh tiến hành. Trưa ngày 4-5-1968, đặc công của VC dùng một chiếc xe du lịch chở 350 kg thuốc nổ TNT và C4 nhào vô cổng đài truyền hình Sàigòn cho nổ tung để làm phát pháo lệnh cho các đơn vị VC đang ẩn nấp quanh Sàigòn chuẩn bị rời khỏi hang ổ. 0 giờ 30 phút ngày 5-5-1968, VC nổ súng mở màn đợt 2 sau khi cho pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất, Tổng Nha Cảnh Sát, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Dinh Độc Lập v.v...

Tiểu Đoàn 5 cùng Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 2 thuộc Phân Khu 2 đánh thốc vào Bà Điểm, Vĩnh Lộc, Gò Mây, để mong thọc 1 mũi nhọn cắt đứt Chợ Lớn làm 2 phần. Tiểu Đoàn 4 Trung Đoàn đánh xéo ngang Bà Quẹo, trại Hoàng Hoa Thám để cầm chân các Tiểu Đoàn Nhày Dù tại đây. Trung Đoàn 1 và Trung Đoàn 2 của Sư Đoàn 9 đánh thẳng vào hướng trường đua Phú Thọ, Minh Phụng, đường 46 và hương lộ 14. Riêng Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 9 đã bị cầm chân tại ngoại vi Phú Lâm nên không thể lọt vào nội đô để tiếp ứng các đơn vị khác, dù chúng đã nhiều lần cố xung phong để mong tạo một lỗ trống nhưng cũng không thể lọt qua được hàng rào lửa đạn của 3 Tiểu Đoàn 33, 35, 38 BĐQ thuộc Liên Đoàn 3 do Trung Tá Nguyễn Văn Hòa làm Liên Đoàn Trưởng.

Riêng Trung Đoàn 2 sư Đoàn 9 CSBV với các Tiểu Đoàn 260, 265, 267, 268, sau khi thoát qua được đường 46 và hương lộ 14, chúng đã bị Tiểu Đoàn 30 Liên Đoàn 5 BĐQ khóa chân tại các Quận 5 + 11. Liên Đoàn 5 BĐQ do Trung Tá Đương chỉ huy đã bám sát địch, cầm chân và cắt chúng ra nhiều toán rời rạc trên phắp các đoạn phố (Trung Tá Đương vừa nhận LĐ 5 BĐQ thay thế cho cố Đại Tá Đào Bá Phước vừa tử trận ngay sáng hôm ấy). Riêng Tiểu Đoàn 30 BĐQ đã chịu một áp lực nặng nề của địch nhưng toàn đơn vị vẫn kiên cường chiến đấu qua từng căn nhà đổ nát, tiến không được mà rút cũng không xong nên địch phối trí các cụm hỏa lực trên các cao ốc để chờ các Phan Khu khác tiếp cứu.

Tại Phú Lâm, Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 9 bị áp lực của Liên Đoàn 3 BĐQ nên đành bó tay thúc thủ ở ngoại vi Phú Lâm. Lúc bấy giờ Thiếu Tá Hồ Văn Hòa, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 35 BĐQ đang đôn đốc đơn vị mình tại các vị trí phòng thủ thì nhận được điện đàm qua Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 3 BĐQ, báo cho biết lên máy để gặp Đại Tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ/QLVNCH. Qua cuộc điện đàm ngắn ngủi, lệnh từ Đại Tá Trần Văn Hai đưa ra cho Thiếu Tá Hồ Văn Hòa là về trình diện khẩn cấp tại bản doanh của Bộ Chỉ Huy BĐQ, đồng thời lệnh cho TĐ 35 BĐQ chuẩn bị bàn giao vị trí cho đơn vị khác. Sau khi trao quyền chỉ huy và điều động chuyển quân lại chi vị Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Lê Quý Dậu, Thiếu Tá Hòa cùng 3 tay súng thân tín chị kịp phóng lên xe jeep chạy vòng qua đường Trần Quốc Toản để về trình diện vị Chỉ huy trưởng binh chủng.

Ngày mà bọn khát máu CSHN tấn công đợt 2 là một ngày mưa tầm tả, chiếc xe jeep chở bốn thầy trò phóng đi trong mưa và tiếng đạn, cả 4 đều ướt như chuột lột. Chiếc xe chạy giữa tiếng súng đạn vang trời, họ phải khó khăn lắm để tránh từng đoàn dân lành đang bồng bế nhau chạy tránh bọn VC cũng như vòng véo tránh né gạch, tole, bể nát văng tứ tung trên đường. Với bộ quân phục ướt sũng khi đến được Bộ Chỉ Huy BĐQ, Thiếu Tá Hòa nhận lệnh từ Đại Tá Hai là đến trình diện khẩn cấp Thiếu Tướng Nguyễn Văn Minh tại Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô (Thiếu Tướng Nguyễn Văn Minh cũng vừa nhận chức Tư Lệnh BKTĐ trước đó vài ngày sau khi rời Sư Đoàn 21BB tại Quân Đoàn 4). Sau khi cùng Đại Tá Hai đến Bộ Tư Lệnh BKTĐ, trong vòng từ 30 phút Thiếu Tá Hòa nhận lệnh từ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Minh là mang toàn bộ Tiểu Đoàn 35 về Chợ Lớn để thay thế cho Tiểu Đoàn 30 Liên Đoàn 5 BĐQ do Đại Úy Sanh làm Tiểu Đoàn Trưởng, vì từ đầu cuộc đụng độ đợt 2, Tiểu Đoàn 30 đã sáp trận và đã gồng mình chịu một áp lực quá nặng của VC, giữ quyết tâm không cho địch tiến. Khu vực bàn giao cho TĐ 35 BĐQ là khu tứ giác kéo dài từ đường Tổng Đốc Phương qua Hồng Bàng, từ đường Khổng Tử đến Học Lạc. Thiếu Tướng Minh trao quyền chỉ huy mặt trận này cho Thiếu Tá Hòa nhưng Thiếu Tướng cũng nói rõ nghiêm lệnh từ Thủ Tướng Trần Văn Hương là: Đến ngày mồng 9 phải dứt điểm mục tiêu, không được điều động hỏa lực yểm trợ từ Không Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp để giảm thiểu tối đa sự thiệt hại về nhà cửa của đồng bào Chợ Lớn. Thêm vào đó Thiếu Tá Hòa sẽ lãnh trách nhiệm và chịu sự khủ luật nếu để cho binh sĩ thuộc cấp có những hành vi liên đới đến tài sản tư trang của đồng bào.



Chúng ta cũng nên biết thêm rằng, Thiếu Tá Hòa có một người em trai duy nhất là Thiếu Úy Cảnh Sát Quốc Gia tại Tây Ninh. Trong đợt 1 năm Mậu Thân, Thiếu Úy Hồ Văn Thuận đang đi phép về thăm nhà tại Vĩnh Long thì chiến sự nổ ra khắp nơi, trên đường khẩn cấp về Sàigòn, Thẩm sát viên Thuận bị VC nhận diện và bắt giữ, sau đó chúng đem Thuận ra chợ Cai Lậy và chặt thân xác ra làm bảy đoạn. Ngoài những chiến công hiển hách của người Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng trẻ nhất của Quân Đội mà cấp bậc hầu hết đều được vinh thăng tại mặt trận, khi mới 25 tuổi đời đã nhận lãnh trách vụ Tiểu Đoàn Trưởng 1 đơn vị thiện chiến của binh chủng Mũ Nâu, điều này đã làm vài vị chỉ huy đắn đo, nhưng Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tư Lệnh Quân Đoàn III đã biểu lộ sự tin tưởng hoàn toàn của mình nơi Thiếu Tá Hòa khi ông bổ nhiệm người thanh niên 25 tuổi ấy vào chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng. Và khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Minh chọn Thiếu Tá Hòa cùng TĐ 35 BĐQ để phản công địch tại Chợ Lớn, chắc chắn vị Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô đã nhìn ra được khả năng chỉ huy của Thiếu Tá Hòa trong tình thế cấp bách của thủ đô Sàigòn, chắc chắn những chữ Nợ Nước Thù Nhà sẽ là yếu tố chính để Thiếu Tá Hòa cùng TĐ 35 BĐQ phản kích địch và sớm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

Sau khi điều động binh sĩ đến các vị trí bàn giao từ TĐ 30 BĐQ trước sự chứng kiến của Đại Tá Trần Văn Hai cũng như dưới tầm đạn đạo của VC, Thiếu Tá Hòa mau chóng xác định yếu tố địa hình và biết rằng với các nghiêm lệnh từ Thủ Tướng đưa ra như vậy thì thật khó lòng đánh bật bọn VC ra khỏi mục tiêu nếu không có một chiến thuật phản công thật hợp lý với địa hình đầy phức tạp như Chợ Lớn. Sau khi toàn đơn vị đã lấp vào các vị trí của TĐ 30 BĐQ thì trời đã gần tối và mưa vẫn dai dẳng rơi đều, tại điểm bàn giao ở tiệm may Mỹ Tân đường Tổng Đốc Phương, Thiếu Tá Hòa ra lệnh toàn đơn vị cố chiếm các ngõ ngách then chốt trước khi trời sập tối, thiết lập các nút chận án ngữ không cho địch có cơ hội tiến thêm hoặc tháo lui.



Với hỏa lực AK và B40, VC cố đẩy lui các toán xung kích của TĐ đang bền bỉ tiến lên để áp sát địch và lập vị trí tiền tiêu. Đại đội 2 do Trung Úy Huỳnh Thiên Mạng làm Đại đội trưởng đã hoàn tất vòng đai phòng thủ dọc theo đường Hồng Bàng cho đến Phòng Thương Mãi Quận 5. Đại đội 3 do Thiếu Úy Hồ Công Bình chỉ huy cũng mau chóng hình thành tuyến án ngữ sau khi chiếm lĩnh các căn nhà kiên cố chung quanh bến xe Chợ Lớn. Đại Úy Lê Quý Dậu, Tiểu Đoàn Phó cùng Bộ Chỉ Huy nhẹ Tiểu Đoàn + Đại đội 1 do Trung Úy Cảnh chỉ huy đã chiếm lĩnh các vị trí then chốt quanh khu vực bưu điện Quận 5. Riêng Đại Bàng Hồng Hà (Thiếu Tá Hòa) cùng Bộ Chỉ Huy TĐ + ĐĐ4 do Trung Úy Khiêm, Đại đội trưởng cũng đã hoàn tất tuyến phòng ngự qua đêm sau khi áp sát địch tại góc đường Phùng Hưng và Tổng Đốc Phương. Trước 7 giờ 30 tối, toàn bộ Tiểu Đoàn 35 BĐQ hoàn thành vòng đai phòng thủ dưới trời mưa như trút nước cùng với hỏa lực điên cuồng của VC. Đúng là bọn khát máu CSBV chưa hiểu hết câu "rừng nào cọp nấy" nên mới tự mình tìm đường đi vào miệng cọp. Cả khu vực Chợ Lớn là nơi con cọp đen đầu đàn là Thiếu Tá Hòa đã từng dọc ngang, thuộc lòng hết các ngõ ngách như chính lòng bàn tay của mình, bởi vậy ngay đêm đầu đụng độ Thiếu Tá Hòa cùng đàn hắc hổ 35 BĐQ đã dành cho bọn VC một cú ngạc nhiên đầy khiếp đảm cho chúng. Thiếu Tá Hòa bí mật yêu cầu tăng cường dây kẽm gai Concertina và điều động các toán tiền kích âm thầm nương theo bóng đêm để dùng các khoanh kẽm gai kéo bung ra lấp kín các con đường và ngõ hẻm, hoặc bất cứ một khoảng trống nào mà địch có thể di chuyển để đột kích bất ngờ trên khắp phòng tuyến của đơn vị.

Đúng như những gì mà Thiếu Tá Hòa đã ước tính cùng với vị cố vấn của Tiểu Đoàn (hình của viên cố vấn này KBC đã đăng ở số 12 trang 21, tên gọi là Đại Úy Reiz). Khoảng 8 giờ 30, VC bỗng nhiên tăng hỏa lực dữ dội bằng B40 và các khối thuốc nổ từ các cao ốc ném xuống những vị trí của các toán tiền kích. Sau 10 phút phủ đầu với hỏa lực tối đa, VC đã tưởng ngon ăn nên đồng loạt từ các căn nhà ở mặt đường hò hét xung phong vang trời và nhào ra tiến tới dưới trời mưa và bóng tối (lúc này toàn bộ khu vực Chợ Lớn đã bị mất điện). Trong lúc hò hét vừa bắn vừa nhào tới được khoảng 2 phút thì các toán đột phá của VC bỗng nhiên sa vào các dây kẽm gai đang chờ sẵn, chúng lũ lượt vấp té và bị dính cứng từng nhóm trông thật thảm hại. Thế là các tay súng của TĐ 35 BĐQ tha hồ mà bắn vào các đống thịt đang kinh hoàng tìm cách thoát ra khỏi dây kẽm gai quái ác. Bọn chạy phía sau khi kịp nhận ra cái bẫy tai hại chỉ còn cách vứt cả súng đạn nhảy bừa vào bất cứ chỗ nào có thể che thân. Sau khi hùng hổ xung phong và bị tắt... tịt bất ngờ, bọn VC biết rằng chúng đã bị phong tỏa hoàn toàn nên suốt một đêm dài chúng cứ nện B40, thượng liên và ném thuốc nổ tứ tung, báo hại cả TĐ 35 BĐQ từ Tiểu Đoàn Trưởng cho đến anh Binh nhì cả một đêm dài ông nào ông nấy đều... phờ râu cọp.

Ngay trong đêm đầu tiên người lính truyền tin đã dò được làn sóng của địch, lúc đó Thiếu Tá Hòa mới biết được đơn vị VC mà TĐ 35 BĐQ đối đầu là Tiểu Đoàn 267, Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 9 CSBV. Đúng như KBC đã nói, có lẽ Thiếu Tá Hòa có số đào hoa thật cho nên khi con cọp đen Hồ Văn Hòa vừa lên tiếng trên tần số của địch thì đã gặp ngay một giọng gầm gừ của một con cọp... cái, đó là mụ Chính Trị Viên của TĐ 267. Vậy là suốt cả đêm dài trên máy vô tuyến, Thiếu Tá Hòa và mụ Chính trị viên bắn nhau tơi bời không thua gì súng đạn các loại đang nổ chát chúa ở bên ngoài. Mụ hùng hổ thách thức trên máy: "Chúng mày có giỏi thì vào đây... bà cho chết". Quả thật ngày hôm sau TĐ 35 BĐQ đã bắn mụ banh xác bên một xó bếp nát vụn, tiếc rằng nếu mụ ta gặp Thiếu Tá Hòa trước thì có lẽ mụ đã xin hồi chánh với vị Tiểu Đoàn Trưởng đẹp trai phong độ ấy rồi.

Tờ mờ sáng ngày N2, hỏa lực của địch đột nhiên tăng lên mãnh liệt trên các đường Phùng Hưng - Nguyễn Trãi và Lý Thành Nguyên. Qua làn sóng dò được của địch, Bộ Chỉ Huy TĐ 35 BĐQ xác định là Tiểu Đoàn 268 đã vừa nhập trận, hỗ trợ cho TĐ 267 tại khu vực giao tranh. VC đã nhiều lần dùng chiến thuật tiền pháo hậu xung lẫn hò hét để cố tràn qua bên này đường Khổng Tử, nơi Đại Úy Dậu cùng BCH nhẹ Tiểu Đoàn + Đại đội 1 đang phòng ngự, nhưng các lần xung phong của địch đều bị các chiến sĩ TĐ 35 BĐQ đánh dội lại bên kia đường. Sau khi xác định được VC đặt Bộ Chỉ Huy TĐ 267 trên một cao ốc kiên cố với 4 tầng lầu, bên kia góc đường Phùng Hưng - Nguyễn Trãi, Thiếu Tá Hòa chỉ biết nhìn mà thôi, bởi vì nếu muốn triệt hạ căn nhà đó theo bài bản nhà binh là: (A) Phải cần một phi tuần khu trục. (B) Đại bác 155 ly. Với các phương tiện này thì dễ dàng triệt hạ địch quân với tổn thất thấp nhất cho binh sĩ, nhưng kẹt một đều là lệnh của Thủ Tướng đã đưa ra cho đơn vị làphải cố gắng giảm thiểu sự tàn phá cho nhà cửa của lương dân. Thật là một vấn đề hóc búa cho người Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng vừa mới 27 tuổi: "Chỉ còn cách duy nhất là cố gắng đánh chiếm bên kia đường Khổng Tử, từ đó mới lập đầu cầu dọn bãi cho con cái nhảy qua, toán sau hỗ trợ cho toán trước theo kỹ thuật nấc thang". Sau khi ý nghĩ này thoáng qua trong đầu, Thiếu Tá Hòa ra lệnh điều động Trung đội vũ khí nặng do Thiếu úy Nghê Minh Hoàng chỉ huy đến vị trí tiền tiêu. Hạ sĩ nhất Hiền, một tay xạ thủ nổi tiếng của TĐ 35 BĐQ chuyên trị đại bác không giật 57 ly, được lệnh vác... đồ nghề bò lên tìm chỗ đặt súng sau một bức tường của căn nhà sát mặt đường Nguyễn Trãi. Sau khi Trung sĩ Hai, Trung sĩ Tỵ ... râu cùng với Hạ sĩ nhất Hiền bò lên vị trí đặt súng thì Trung úy Khiêm, Đại đội trưởng ĐĐ4 ra lệnh cho binh sĩ thuộc quyền chuẩn bị xung phong qua bên kia đường. Sau tiếng gầm của khẩu 57 ly, binh sĩ ĐĐ 4 cùng hô lớn xung phong và nhàu tới vừa bắn xối xả phủ đầu vừa băng qua bên kia đường, cùng lúc đó Trung đội còn lại của ĐĐ 4 sát vách Chùa Bà cũng đồng loạt khai quả đánh thẳng qua hướng có cao ốc mà TĐ267 VC đặt BCH. Bọn VC cũng chẳng vừa gì, từ các góc kẹt của tầng dưới cũng như tầng trên, chúng quyết liệt cản trở cuộc xung phong bằng một hỏa lực hùng hậu như AK, B40, Thượng liên v.v... Đạn dược đủ loại nổ vang rền dọc theo đường Nguyễn Trãi suốt 20 phút liên tục... nhưng kết quả ĐĐ4 vẫn chưa thiết lập được đầu cầu và TĐ 35 BĐQ có 5 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại phòng tuyến này. Qua thêm một đêm dài giao tranh giằng co giữa TĐ 35 BĐQ với 2 TĐ267 + 268 của CSBV, các chiến sĩ gan dạ của binh chủng Biệt Động Quân vẫn cứ chạy, bò, nhảy từ đống gạch này đến căn nhà khác trên một địa bàn rộng lớn đầy chướng ngại phức tạp. Vì trời quá tối nên mật lệnh đưa ra cho toàn đơn vị là... "Hễ rờ đầu mà đụng... nón sắt là phe ta, còn đụng đầu trần là bắn liền"... Nhờ vậy mà suốt đêm đánh đấm trong đơn vị không có ai làm... rớt nón sắt cả.



Sáng ngày N3, trong khi xác định lại các yếu tố của địa hình mà bọn VC đang liều chết bám giữ, Thiếu Tá Hòa cùng Bộ Chỉ Huy TĐ 35 BDQ đã được sự thăm viếng bất ngờ của ông Hồ Liên, Đại sứ Cộng Hòa Trung Hoa Dân Quốc tại Việt Nam, đồng thời cũng là Đại Tướng của Trung Hoa Dân Quốc. Sự lo lắng cho đồng bào người Hoa tại Chợ Lớn về sinh mạng và tài sản của họ đã thôi thúc vị Đại Sứ đến tận nơi giao chiến để thẩm định mức độ thiệt hại. Khi đích thân ông Hồ Liên nhìn thấy người chỉ huy mặt trận cùng toàn thể chiến sĩ TĐ 35 BĐQ đã cố gắng hết sức mình để giảm thiểu sự hư hại về tài sản của người Hoa, họ đã làm một công việc hết sức khó khăn cho người lính khi mà vừa phải cố đánh bật địch quân ra khỏi từng căn nhà, nhưng cũng vừa giữ mức độ tàn phá thấp nhất cho tài sản của lương dân... chuyện nghịch lý như vậy nhưng họ đã làm được. Quá cảm kích trước tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ QLVNCH, ông Đại Sứ Hồ Liên đã tìm gặp người chỉ huy mặt trận Chợ Lớn. Khi gặp Thiếu Tá Hòa, ông Hồ Liên thật kinh ngạc khi thấy người chỉ huy mặt trận mới có 27 tuổi, và ông càng thích thú hơn nữa khi thấy Thiếu Tá Hòa thuyết trình sơ nét tình hình mặt trận cho ông ta bằng tiếng... Quan Thoại thứ thiệt. Trước khi rời bản doanh của Bộ Chỉ Huy TĐ 35 BĐQ, ông Hồ Liên hứng chí tuyên bố là ông xin nhận Thiếu Tá Hòa làm... nghĩa tử. (Vì vậy mà sau đợt 2 năm Mậu Thân, riêng những tờ báo Hoa Ngữ tại Chợ Lớn đã liên tiếp đăng nhiều bài viết để ca ngợi Thiếu Tá Hòa cùng TĐ 35 BĐQ trong trận Chợ Lớn, họ còn đoan quyết rằng Thiếu Tá Hòa vốn là người Việt gốc... Hoa nữa mới ly kỳ ác liệt).

Gần trưa ngày N3, Đại Bàng Hồng Hà đã tìm ra câu giải đáp cho bài toán: "Đánh nhưng cấm phá", đúng như nghiêm lệnh của thượng cấp mong muốn. Thiếu Tá Hòa liền hội ý chớp nhoáng với vị cố vấn của TĐ, yêu cầu ông ta liên lạc với vị cố vấn tại Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô để xin được cung cấp một số lượng lớn trái khói. Đặc biệt loại dùng để đánh dấu bãi cho phi cơ tiếp tế bằng dù và có nhiều màu khác nhau. Khi viên cố vấn cho biết là sẽ có khói màu thì Thiếu Tá Hòa phối trí lại TĐ, lệnh cho con cái của các Đại đội chuẩn bị xuất kích khi có lệnh, đồng thời tổ chức các toán xung kích cảm tử chỉ mang toàn lựu đạn sẵn sàng tại vị trí, ngoài ra Sở Công Chánh Sàigòn cũng nhận được một yêu cầu kỳ cục là khẩn cấp đem đến cho TĐ 35 BĐQ một số lượng tối đa... xà beng và búa tạ theo sự đòi hỏi của Tiểu Đoàn Trưởng.

Sau 60 phút đấm đá cầm chừng để chờ đợi, cuối cùng một chiếc trực thăng của Sư Đoàn 25BB Hoa Kỳ chở đầy trái khói đáp thẳng xuống trước Bưu Điện Chợ Lớn (Quận 5). Thiếu Tá Hòa đích thân cùng vị cố vấn lên trực thăng cho viên phi công biết mục đích của phi trình. Sau khi by vòng ra sông Sàigòn, chiếc trực thăng vạch một đường bay thật thấp trên đường Trần Hưng Đạo hướng vô Chợ Lớn. Với vô số những căn nhà sát liền nhau của địa bàn Chợ Lớn, chủ đích của Thiếu Tá Hòa là với lối bay sát mái nhà thì tiếng động cơ chát chúa ầm ĩ của trực thăng sẽ vang rền khắp nơi để áp đảo tinh thần đối phương, địch không biết phi cơ đến từ phía nào cũng như tránh được phòng không. Thế là dọc theo các đường bay cùng khắp Chợ Lớn, Thiếu Tá Hòa cùng viên cố vấn cứ thong thả đạp từng trái khói rớt xuống hai bên. Trong vòng 15 phút, cả Chợ Lớn mịt mù trong khói với nhiều màu sắc quyện đặc tạo thành một bức màn che hữu hiệu cho TĐ 35 BĐQ xuất kích. Tại đường Hồng Bàng, Đại đội 2 của Trung Úy Huỳnh Thiên Mạng bắt đầu dùng búa tạ đục thủng bức tường dáy cộm của Phòng Thương Mãi Hoa Kiều Chợ Lớn, xuyên qua căn nhà của một tay anh chị Chợ Lớn lúc đó tên là Tín Mạ Nàm, từ căn nhà 187/7 này các chiến sĩ của TĐ 35 BĐQ cứ tay súng tay... búa, đục xuyên qua các căn nhà kế tiếp để tạo thành một con đường cam go nhất hầu chọc thủng tuyến phòng ngự của địch. Tại đường Phước Đức, Đại đội 1 cũng nhào lên... bằng búa tạ! Đại đội 3 đục từ đường Tổng Đốc Phương bắt đầu từ vách Chùa Bà để xuyên đến đường Phùng Hưng. Đại đội 4 đục từ đường Khổng Tử để tiến về đường Lý Thánh Nguyên. Toàn bộ TĐ 35 BĐQ gấp rút hành động theo lệnh của Thiếu Tá Hòa, cứ đục được một vách thì lựu đạn được ném sang dọn đường, toán cảm tử chiếm tầng dưới rồi cứ thế đánh thốc lên tầng trên, cứ tiến đến đâu là lựu đạn nổ, lựu đạn cay được tung ra tối đa, có căn phải cận chiến đẩm máu mới chiếm được vị trí. Hai TĐ 267+268 của CSBV bắt đầu rối loạn vòng đai phòng thủ, chúng tháo chạy lùi dần từng căn nhà và bắt đầu bắn trả quờ quạng vì chẳng thấy các chiến sĩ Mũ Nâu ở đâu cả, khi kịp nhìn thấy thì đã quá muộn. Địch nao núng hoang mang vì các chiến sĩ Mũ Nâu gan dạ đã tràn ngập khắp khu vực mà chúng ẩn nấp mấy ngày qua, cắt nhỏ chúng ra trên nhiều dãy phố làm địch không còn thể yểm trợ lẫn nhau được. Biết được sự nguy hiểm địch dồn về đường Nguyễn Trãi, tại đây chúng tung tất cả hỏa lực còn lại để cản trở không cho Đại đội 4 đang hăm hở muốn tiến qua bên kia đường. Khi nhận thấy nếu để tình trạng này kéo dài thì càng tăng thêm sự thiệt hại cho binh sĩ vì Cộng quân đã cùng đường nên sẽ liều mạng cầm cự đến cùng. Thiếu Tá Hòa quyết định tung chiêu đột phá dứt điểm chiến trường, nên yêu cầu anh em binh sĩ tình nguyện khoảng 20 người để lập 2 toán đột kích cảm tử, mỗi toán gồm 10 người. Toán A sẽ tung hỏa lực yểm trợ tối đa ở sát mặt đường để toán B được trang bị toàn lựu đạn sẽ bất thần xung phong qua bên kia đường làm mũi nhọn cho toán A tràn sang. Đúng lúc đó thì một binh sĩ trong TĐ tình cờ lượm được một ba lô... tiền trên lưng xác chết của một tên VC, cái ba lô bạc triệu này được đêm đến"trình diện" Đại Bàng Hồng Hà. Giữa tiếng đạn nổ vang trời, Thiếu Tá Hòa mở toạc ba lô và đổ xuống đất cả một đống bạc. Hứng chí trước chiến lợi phẩm bất ngờ, Đại Bàng "chơi nổi" nên cứ ngắt từng cọc từng cọc phân phát cho anh em binh sĩ chung quanh, riêng 2 toán cảm tử thì đặt biệt hơi "dày" cùng với lời tuyên bố của Thiếu Tá Hòa: "Tiền này cũng như là để tưởng thưởng công lao của anh em đã xung phong tình nguyện nhiệm vụ nguy hiểm này... cứ giữ lấy mà xài...".



Trong lúc địch đang rối loạn vì bị sức ép của các Đại đội 1+2+3 xiết chặt vòng vây, thì tại đường Nguyễn Trãi, Phùng Hưng, 10 chúng sĩ cảm tử mang lựu đạn đầy mình bất thần hô xung phong và băng qua đường dưới hỏa lực phủ đầu của 10 tay súng còn lại. Ngay đợt xung phong gan góc đầu tiên thì các chiến sĩ Mũ Nâu đã chiếm được mặt tiền bên kia đường... nhưng cũng có gần nửa toán đã hy sinh. Chưa kịp nghỉ lấy hơi, những chiến sĩ còn lại đồng loạt ném lựu đạn vào các khung cửa tầng trệt, đúng lúc đó Đại đội 4 tung hỏa lực bắn tập trung vào các ô cửa ở tầng trên để toán A tràn sang. Sau khi chiếm lĩnh được bên kia đường, hai toán cảm tử mau lẹ dùng lựu đạn áp đảo địch và lọt vào bên trong từng căn nhà để truy kích những tên còn sống sót ở tầng dưới. Trong lúc địch dồn lên các lầu trên để đối phó với 2 toán cảm tử thì Đại đội 1 bắt đầu xung phong khống chế toàn bộ mặt tiền đường Nguyễn Trãi, Phùng Hưng, TĐ 35 BĐQ hoàn tất vòng đai gọng kềm, bắt đầu đẩy Cộng quân lùi dần từng căn phố một khắp phòng tuyến của TĐ. Đến gần tối thì VC chịu hết nổi trước áp lực nặng nề của các chiến sĩ BĐQ, chúng kinh hoàng liều mạng vứt bỏ súng đạn tháo chạy băng qua nhà hàng Á Đông để tìm lối sang Quận 8 nhưng lại bị Đại Úy Dậu, Tiểu Đoàn Phó cùng Đại đội 1 + Đại đội 3 rượt theo truy kích sát bên chân. Cuối cùng những tên CSBV còn sống sót của 2 TĐ 267 + 268 đành phóng chạy qua chợ Kim Biên và hãng xà bông Trương Văn Bền, chém vè qua cầu Ba Cẳng, Bãi Sậy, từ đó khiếp đảm tháo chạy tứ tán ra vòng đai ngoại thành và hầu hết đều bị TĐ 35 BĐQ bắt sống. Riêng những tên còn kẹt lại thì chui nhủi ẩn trốn khắp nơi, như trường hợp của một tên nọ trèo lên trốn trên kệ thờ, khi một binh sĩ BĐQ vào lục soát thì anh thấy cái kệ thờ run lên rầm rập, anh ta "tưởng là ma" nên thất vía ôm súng nhảy ra cửa đứng nhìn vào. Lúc đó thì mới nghìne một giọng Bắc vang lên như muốn khóc: "Con... đây... cho con... xin hàng...ạ", đó là một tên VC nhóc tì mới từ miền Bắc vào Nam, chưa tròn 16 tuổi. Có tên VC khác thì ranh ma láu cá hơn khi hắn đóng vai "đứa con hiếu thảo bất đắt dĩ". Trong lúc các chúng sĩ TĐ 35 BĐQ đang lục soát khu vực thì chơỵ thấy một thanh niên áo quần tơi tả , cõng một cụ già trên lưng đi thật nhanh nhưng phía sau lại có một phụ nữ người Hoa chạy theo la ơi ới! Sinh nghi nên phe BĐQ nhà ta chận lại... cả ba người thì tên kia vội vàng ném bà cụ ốm yếu nằm chỏng gọng trên mặt đường và toan tháo chạy. Cả TĐ 35 được một trận cười gần bể bụng... cọp , té ra đó là một tên VC cùng đường nên cỏng mẹ già của thiên hạ để mong tìm cách thoát thân, báo hại cụ già bị một phen ê mình chẳng đi đứng giừ được vì hai chân bị bó chặt.


Trong chiến thắng thần tốc lẫy lừng này, TĐ 35 BĐQ đã xóa tên hoàn toàn 2 TĐ 267 + 268 của Trung đoàn 2 Sư đoàn 9 CSBV. Cả hai Bộ Chỉ Huy của địch đều bị hạ sát và bắt sống, trong số tử thương có nhà thơ Lê Minh xuân, hai nhà văn là Trúc Chi và Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi), hai phóng viên quay phim của QĐND là Trung Chánh và Quốc Dũng, hai phóng viên báo "Giải Phóng" là Nguyễn Ngọc Châu và Thân Trọng Hân.

Sau khi TĐ 35 BĐQ kiểm soát toàn bộ mục tiêu thì Trung Tướng Trần Văn Trung, người đã đến quan sát việc đều động phản công ngay từ đầu của Thiếu Tá Hòa. Khi tận mặt chứng kiến các chiến sĩ của TĐ 35 BĐQ phản kích địch mau lẹ với quyết tâm sắt đá, vị Trung Tướng Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thân mật bước đến đặt tay lên đôi vai còn vương thuốc súng của Thiếu Tá Hòa, kèm theo một lời "khen" có câu... thòng: "Hòa! Toa giỏi lắm. .. rất khá lắm... nhưng hơi... ác đó nghe em...". Câu nói này của Trung Tướng Trần Văn Trung đã làm cho Thiếu Tá Hòa cho đến 27 năm sau vẫn thấy lòng nhức nhối mỗi khi nhớ lại. Thiếu Tá Hòa hiểu rằng Trung Tướng Trần Văn Trung đã trách nhẹ mình khi nhìn thấy đích thân vị Tiểu Đoàn Trưởng đã dùng tiền chia cho binh sĩ ngay tại mặt trận, chắc không ngoài ý định khuyến khích thuộc cấp phải xông pha!?

"Nhất tướng công thành vạn cốt khô", đó là một sự thật phủ phàng nơi chiến trận. Nhưng đã lãnh một cương vị chỉ huy thì bổn phận đầu tiên của người cầm quân là phải cố gắng giảm thiểu tối đa sự thiệt hại cho sinh mạng của binh sĩ thuộc quyền, và Thiếu Tá Hòa đã làm được điều đó trong trận Chợ Lớn. Riêng việc chia tiền cho binh sĩ Thiếu Tá Hòa biết rằng khi làm việc đó thì lương tâm của mình chỉ nghĩ rằng chẳng qua là để đem đến niềm vui cho binh sĩ mà thôi, chứ không hề có ý tưởng như Trung Tướng Trần Văn Trung đã nhận xét. Chỉ vì một phút bốc đồng kh đúng lúc mà tạo ra sự hiểu lầm, thực tế hơn dù không có số tiền đó thì Thiếu Tá Hòa vẫn có toàn quyền điều động binh sĩ tại mặt trận để đi đến chiến thắng nhanh chóng hầu tiếc kiệm sinh mạng của binh sĩ, cũng như hạn chế bớt sự tàn phá cho tài sản lẫn tính mạng của đồng bào vô tội. Không biết hôm nay Trung Tướng Trần Văn Trung đang ở đâu? Ông có còn nhớ đến câu nói ấy không? Riêng Thiếu Tá Hòa mỗi khi nhớ lại thì trong lòng vẫn còn nhiều chua xót và ray rức lắm!!!

Riêng Đại Tá Trần Văn Hai sau khi TĐ 35 BĐQ đã chiến thắng, ông đã giữ đúng nghiêm lệnh của mình khi cho tập họp toàn Tiểu Đoàn ngay tại đường Tổng Đốc Phương, và đích thân ông đã đi... khám xét kỹ lưỡng từng chiếc ba lô trong đơn vị. Lúc đó Thiếu Tá Hòa có thể rất buồn lòng, nhưng cũng có thể sau này Thiếu Tá Hòa hiểu rằng việc làm đó của Đại Tá Trần Văn Hai là hợp lý, vừa giữ gìn tài sản của đồng bào vừa bảo vệ danh dự, màu cờ sắc áo cho một binh chủng hào hùng của QLVNCH. Hôm nay vị cựu Chỉ Huy Trưởng của binh chủng Biệt Động Quân đã vị quốc vong thân, tấm gương liêm chính cương trực của cố Thiếu Tướng Trần Văn Hai không bao giờ nhạt nhòa trong lòng của Thiếu Tá Hòa. Và cũng ngay sau trận Chợ Lớn, toàn thể chiến sĩ các cấp của TĐ 35 BĐQ đã giữ đúng thượng lệnh, không một ai phụ lòng vị Chiû Huy Trưởng đáng kính của mình. Hai mươi bảy năm trước, Thiếu Tá Hồ Văn Hòa cũng vừa tròn 27 tuổi sau khi làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 35 BĐQ được 2 năm và đã tạo nên một chiến thắng lẫy lừng cho đơn vị, góp công lao khiêm nhường cho binh chủng BĐQ cho QLVNCH và cho đồng bào trước sự hiếu chiến của CSHN. Hai mươi bảy năm sau, con mãnh hổ đầu đàn của Tiểu Đoàn Hắc Hổ 35 BĐQ ngày nào đã thoát củi xổ lồng và đến được bến bờ tự do. Tuy đã hai lần... hăm bảy nhưng "gân cốt và móng vuốt" chắc chắn còn... phong độ lắm.

Nhắc lại chiến thắng của TĐ35/Liên Đoàn3/Biệt Động Quân/QLVNCH trong trận Mậu Thân đợt 2 năm 1968, trước nhất là để đón mừng vị cựu Tiểu Đoàn Trưởng tuổi trẻ tài cao ngày hôm nay đã xum họp với đồng đội tại miền đất tự do. Thứ hai là để vạch trần sự nói láo gian trá của tập đoàn Việt Gian Bán Nước CSHN khi chúng trơ trẽn cho là đã đánh tan TĐ 35 BĐQ. Và sau hết là để nhắc nhở, lưu ý những người viết... lách, khi cầm viết nên suy xét cẩn trọng, dựa theo sự thật chứ đừng dựa theo óc phán đoán của mình. Viết như vậy là vô tình phỉ báng sự hy sinh máu xương cao cả của đồng đội mình đã đổ ra cho Quốc Gia Dân Tộc và sơ xuất nâng cao vai trò hèn hạ của bọn Quốc thù.

Chúng ta cùng hy vọng rằng người chiến sĩ Biệt Động Quân ấy sẽ mau chóng hòa nhập vào cuộc sống mới cũng như mau chóng đứng trở lại hàng ngũ của mình trong chiến hào chung của toàn dân tộc, để đối đầu với băng đảng hại dân hại nước CSHN trên chiến trường mới.

Biệt Động Quân - SÁT!

No comments:

Post a Comment